Công văn 2867/BXD-KHCN năm 2022 về giải pháp phòng cháy chữa cháy cho công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 2867/BXD-KHCN |
Ngày ban hành | 27/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 27/07/2022 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Người ký | Lê Minh Long |
Lĩnh vực | Đầu tư,Giao thông - Vận tải,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM |
Số: 2867/BXD-KHCN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP
Bộ Xây dựng nhận được Công văn số 838/TCTCHKVN-LT ngày 04/3/2022 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP về việc đề xuất ý kiến đối với một số giải pháp về PCCC khi thiết kế công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Về giải pháp bảo vệ chống cháy cho kết cấu thép mái của nhà ga
Mái nhà ga hàng không có những đặc điểm riêng1 nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của QCVN 06:2021/BXD, việc lựa chọn áp dụng NFPA 5000 của Hoa Kỳ theo điều khoản 7.2.3.2.8 (là điều khoản đặc biệt cho mái cao)2 là phù hợp với pháp luật về xây dựng và pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam. Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế, Bộ Xây dựng đề nghị Chủ đầu tư tuân thủ quy định tại Điều 83, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cũng như yêu cầu trong thiết kế có tính toán mô phỏng nguy cơ cháy, nhằm xác định ảnh hưởng của đám cháy đến kết cấu đỡ mái nhà ga.
2. Về lối ra mái
Giải pháp đề xuất thiết kế lối ra mái cũng thuộc trường hợp riêng1. Theo đó, có thể áp dụng giải pháp đề xuất tại mục 2c văn bản 838/TCTCHKVN-LT, đồng thời lưu ý nhà ga phải được thiết kế và thi công xây dựng đảm bảo yêu cầu lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng vào được từ tất cả các tầng để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và chữa cháy.
3. Lối thoát nạn cho các thang tại vùng lõi nhà ga
Lối thoát nạn cho các thang tại vùng lõi nhà ga có những đặc điểm riêng1 nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của QCVN 06:2021/BXD, do đó có thể áp dụng giải pháp đề xuất tại mục 3c văn bản 838/TCTCHKVN-LT với các điều kiện sau:
- Nhà ga được tính toán và bố trí đủ các lối ra thoát nạn cho các tầng của công trình theo quy định của QCVN 06:2021/BXD;
- Các đường thoát nạn từ buồng thang bộ tại vùng lõi nhà ga ra ngoài phải được thông thoáng và được tính toán số lượng người trên 1 tầng của nhà ga thoát ra ngoài nhanh nhất.
4. Hệ thống thoát khói tự nhiên cho các không gian phía trên của nhà ga
Phụ lục D của QCVN 06:2021/BXD quy định các yêu cầu về bảo vệ chống khói cho nhà và công trình, trong đó có tự nhiên và cưỡng bức tùy theo trường hợp. Các chú thích từ 1 đến 3 trong D.2 của Phụ lục này nêu một số điều kiện để được coi là thông gió tự nhiên.
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể trong hồ sơ thiết kế cần chỉ rõ các khu vực cần thoát khói tự nhiên hoặc cưỡng bức, đảm bảo nguyên tắc cho khói được thoát ra khỏi khu vực đó để bảo vệ an toàn sinh mạng cho người.
Với đặc thù thiết kế kiến trúc của nhà ga có không gian sảnh lớn, trần cao nên có thể áp dụng giải pháp đề xuất tại mục 4d văn bản 838/TCTCHKVN-LT với điều kiện như sau:
- Việc áp dụng giải pháp thoát khói tự nhiên tại khu vực thông tầng và khu vực có trần cao phải có tính toán đảm bảo thoát khói trong trường hợp sự cố;
- Các khu vực kín khác phải được thiết kế hút khói cưỡng bức theo quy định tại Phụ lục D của QCVN 06:2021/BXD.
5. Về bố trí điều kiện chiếu sáng tự nhiên cho các buồng thang bộ phía trong lõi nhà ga
Điều 3.4.8 của QCVN 06:2021/BXD có nêu “Các buồng thang bộ phải được đảm bảo chiếu sáng”. Điều đó được hiểu là việc chiếu sáng có thể được thực hiện bằng tự nhiên hoặc nhân tạo đáp ứng điều kiện về chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo đã quy định trong QCVN 06:2021/BXD. Tuy nhiên, công trình nhà ga hàng không là trường hợp riêng biệt1 với các không gian chức năng đặc biệt (ví dụ: các buồng thang bộ chỉ có thể bố trí tại khu vực lõi nhà ga). Việc chiếu sáng cho các buồng thang bộ này cần phải được tính toán thiết kế đảm bảo các điều kiện chiếu sáng sự cố theo các tài liệu được lựa chọn áp dụng 4.
6. Bố trí chữa cháy tự động tại không gian có trần mái cao trên 20 m
Việc thiết kế hệ thống chữa cháy tự động cho công trình thuộc thẩm quyền của Bộ Công An. Tuy nhiên, đề nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP nghiên cứu bổ sung, tăng cường các giải pháp kết cấu để trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho các khu vực của công trình phù hợp với quy định về PCCC.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng đối với các giải pháp về PCCC khi thiết kế công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành gửi Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP nghiên cứu lập hồ sơ thiết kế, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
1 QCVN 06:2021/BXD quy định trong một số trường hợp riêng biệt, cho phép thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể khi có các giải pháp bổ sung, thay thế hoặc phải trình bày đủ các cơ sở tính toán để đảm bảo an toàn cháy cho công trình.
2 Theo trình bày tại Công văn số 838/TCTCHKVN-LT ngày 04/3/2022 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP, NFPA 5000 quy định tại “7.2.3.2.8 Mái cao hơn từ 20ft (6100 mm) trở lên trên bất kỳ tầng nào. Trong những không gian không phải là không gian thương mại, công nghiệp hoặc khu chứa hàng có vật liệu có mức nguy hiểm cháy thông thường hoặc cháy cao, hoặc các không gian khác có mức nguy hiểm cháy cao vượt quá số lượng tối đa cho phép (MAQ) trên mỗi khu vực kiểm soát quy định tại 34.1.3 yêu cầu về bảo vệ chống cháy của cụm/mái/trần như quy định tại Bảng 7.2.1.1 là không bắt buộc khi mọi bộ phận của cụm mái/trần cao hơn bất kỳ tầng nào bên dưới từ 20 ft (6100) trở lên”.
3 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Điều 8, mục 2 quy định : “Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài: