Công văn 262/TY-DT năm 2016 thông báo lưu hành vi rút lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin do Cục Thú y ban hành

Số hiệu 262/TY-DT
Ngày ban hành 22/02/2016
Ngày có hiệu lực 22/02/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Thú y
Người ký Đàm Xuân Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/TY-DT
V/v thông báo lưu hành vi rút LMLM, Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ kết quả đánh giá hiệu lực vắc xin mới nhất của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương (Công văn số 36/CĐ-VR ngày 22/02/2016), Cục Thú y cập nhật hướng dẫn sử dụng vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Cúm gia cầm và Tai xanh ở lợn và thông báo lưu hành vi rút năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016, cụ thể như sau:

1. Bệnh Lở mồm long móng

1.1. Lưu hành vi rút

Kết quả chẩn đoán, định typ vi rút LMLM của Cục Thú y cho thấy vi rút LMLM luru hành tại Việt Nam trong năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016 thuộc typ O và typ A (Chi tiết tại Phụ lục 1).

- Vi rút LMLM typ O lưu hành tại Việt Nam trong năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016 chủ yếu là dòng PanAsia và dòng Mya-98. Đàn gia súc đã được tiêm phòng vắc xin trong năm 2015 đều có miễn dịch với typ vi rút gây bệnh, vắc xin typ O có thành phần kháng nguyên O3039 và OManisa đều phòng được bệnh LMLM do vi rút typ O gây ra. Đàn gia súc mắc bệnh là do không được tiêm phòng.

- Vi rút LMLM typ A lưu hành tại Việt Nam trong năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016 thuộc dòng Sea-97.

1.2. Vắc xin phòng bệnh

Căn cứ lưu hành vi rút, kết quả giải trình tự gien và theo dõi sử dụng vắc xin LMLM tại Việt Nam trong năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016 cho thấy vắc xin có hiệu lực tốt để phòng bệnh LMLM khi chứa các kháng nguyên sau:

- Đối với vắc xin nhị giá typ O & A phải có:

+ Tối thiểu 02 trong số 04 kháng nguyên typ O, gồm: O3039, OManisa, OTaw98, OTur 5/09 trong một liều tiêm.

+ Tối thiểu 02 trong số 03 kháng nguyên typ A, gồm:  A221rq, AMay97, ATur06 trong một liều tiêm.

+ Đối với vắc xin đơn giá typ O: Phải có tối thiểu 02 trong số 04 kháng nguyên typ O, gồm: O3039, OManisa, OTaw98, OTur 5/09 trong một liều tiêm.

- Sử dụng vắc xin nhị giá (typ O &A) tiêm phòng tại những địa phương có lưu hành vi rút LMLM typ A hoặc cùng lưu hành vi rút typ O và A, những địa phương có nguy cơ cao đối với sự xâm nhập của vi rút LMLM typ A.

- Sử dụng vắc xin đơn giá typ O tiêm phòng tại những địa phương không xuất hiện vi rút LMLM typ A trong 03 năm gần đây.

2. Bệnh Cúm gia cầm

2.1. Lưu hành vi rút

Kết quả chẩn đoán, định typ vi rút Cúm gia cầm của Cục Thú y cho thấy vi rút Cúm gia cầm lưu hành tại Việt Nam trong năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016 là A/H5N1 và A/H5N6(Chi tiết tại Phụ lục 2).

- Vi rút cúm A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1C.

- Vi rút cúm A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4.

2.2. Vắc xin phòng bệnh

- Vắc xin cúm H5N1 Navet-Vifluvac sử dụng để phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N1 nhánh 1, A/H5N1 nhánh 2.3.2.1C và A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra.

- Vắc xin cúm H5N1 Re-6 sử dụng để phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c gây ra.

- Vắc xin H5N1 Re-5 có thể phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N1 nhánh 1 và vi rút cúm A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra.

3. Bệnh Tai xanh ở lợn

3.1. Lưu hành vi rút

Trong năm 2015, vi rút Tai xanh đã xuất hiện tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng và Cần Thơ (Chi tiết tại Phụ lục 3). Kết quả phân lập và giải trình tự gien cho thấy vi rút Tai xanh lưu hành năm 2015 vẫn cùng nhóm với vi rút lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012.

3.2. Vắc xin phòng bệnh

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ