Công văn 2609/BHXH năm 2013 phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2609/BHXH
Ngày ban hành 25/07/2013
Ngày có hiệu lực 25/07/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Đỗ Quang Khánh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Vi phạm hành chính

BẢO HIM XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIM XÃ HỘI
TP.H
CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2609/BHXH
V/v phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2013

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội quận huyện

Căn cứ Thông báo liên tịch số 2139/TBLT-LĐTBXH-BHXH ngày 26/06/2013 của Sở LĐTB&XH và BHXH TP.HCM về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng sổ BHXH của người lao động, Bảo hiểm xã hội thành phố hướng dẫn việc tiếp nhận hồ sơ để phối hợp với Sở LĐTB&XH và Thanh tra Sở giải quyết như sau:

1. Nguyên tắc giải quyết:

1.1. Trường hợp người sử dụng lao động làm hư hỏng, làm mất sổ BHXH của người lao động:

Người sử dụng lao động do quản lý sổ BHXH của người lao động trong thời gian làm việc tại đơn vị không tốt dẫn đến hư hỏng sổ không sử dụng được hoặc bị mất, ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN đối với người lao động, nay xin cấp lại đều phải có ý kiến xử lý của Sở LĐTB&XH theo nguyên tắc:

- Trường hợp sai phạm nhẹ, sai phạm lần đầu, có tính chất cá biệt: chuyển Sở LĐTB&XH có văn bản phê phán, nhắc nhở để đơn vị rút kinh nghiệm kịp thời, không để tái diễn sai phạm (mẫu VP3).

- Trường hợp sai phạm nhiều lần, sai phạm có tính chất hàng loạt: chuyển cho Thanh tra Sở LĐTB&XH xem xét, xử lý vi phạm theo NĐ86/2010/NĐ-CP của Chính phủ (mẫu VP4).

1.2. Trường hợp người lao động mượn hồ sơ người khác để xin việc và đăng ký tham gia BHXH, nay xin điều chỉnh hồ sơ BHXH: chuyển Thanh Tra Sở xử lý vi phạm theo NĐ86/2010/NĐ-CP của Chính phủ (mẫu VP5).

2. Quy trình thực hiện:

2.1. Đơn vị sử dụng lao động (hoặc người lao động) lập văn bản (đơn) giải trình về việc sai phạm trong đó nêu rõ nội dung, lý do sai phạm và cam kết không để tái phạm (theo mẫu VP1; VP2).

2.2. BHXH quận huyện tổng hợp các trường hợp, phân loại theo 2 mức độ sai phạm, gửi công văn (kèm công văn hoặc đơn giải trình của đơn vị hoặc người lao động) đề nghị Sở LĐTB&XH hoặc Thanh tra Sở LĐTB&XH xem xét, xử lý.

2.3. Sau khi có văn bản xử lý của Sở LĐTB&XH hoặc Thanh tra Sở, đơn vị hoặc người lao động lập hồ sơ cấp lại sổ BHXH hoặc điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH theo quy định.

Lưu ý: Hồ sơ cấp lại sổ hoặc điều chỉnh thông tin cá nhân phải bổ sung văn bản xử lý của Sở LĐTB&XH hoặc Thanh tra Sở.

Đề nghị bảo hiểm xã hội quận, huyện tổ chức thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn trên đây. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Bảo hiểm xã hội thành phố (Phòng Thu) để được giải quyết.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở LĐTB&XH; (T.Tra Sở & P.T.Lương, T.Công)
- Ban Giám đốc;
- Các phòng chức năng;
- Đăng tải trên website BHXH/TP;
- Lưu VT, PThu (H).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Đỗ Quang Khánh

 

Mẫu VP1

Đơn vị…………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………………
V/v vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH

………, ngày …… tháng …… năm 20

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội……………………………

- Tên đơn vị…………………………………………………………………………………

- Mã số quản lý: ……………………………………………………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

- Số điện thoại: ……………………………………………………………………………

Nội dung sai phạm:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

[...]