Công văn 249/1998/CV-NHNN7 của ngân hàng nhà nước về việc thực hiện Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg

Số hiệu 249/1998/CV-NHNN7
Ngày ban hành 21/03/1998
Ngày có hiệu lực 21/03/1998
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Lê Đức Thuý
Lĩnh vực Doanh nghiệp

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 249/1998/CV-NHNN7

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 1998

 

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 249/1998/CV-NHNN7 NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/1998/QĐ-TTG

Kính gửi:

- Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố
- Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.

 

Tiếp theo Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/02/1998 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Điều 5 Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư phát triển tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg theo các nội dung sau đây:

I. VỀ MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI NGOẠI TỆ

1. Tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam (dưới đây gọi chung là tổ chức) được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ theo quy định tại văn bản ở Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ (dưới đây gọi là Ngân hàng) để phục vụ cho các giao dịch được phép bằng ngoại tệ.

2. Tài khoản tiền gửi ngoại tệ nói tại Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ là tài khoản tiền gửi ngoại tệ mở cho một loại ngoại tệ hoặc nhiều loại ngoại tệ khác nhau (như tài khoản tiền gửi ngoại tệ bằng US$, DM, FRF, GDP, JPY...). Riêng đối với tài khoản ngoại tệ khác không phải là tài khoản tiền gửi ngoại tệ như tài khoản tiền vay, tài khoản ký quỹ... tổ chức kinh tế được mở theo yêu cầu cần thiết của mình và theo thoả thuận, cam kết đã có giữa khách hàng và ngân hàng. Khi các giao dịch đã hoàn tất, quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng và Ngân hàng đã được thực hiện xong, thì tổ chức phải đóng các tài khoản ngoại tệ tại một Ngân hàng. Đối với tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02 TT/NH7 ngày 28/06/1997 của Ngân hàng Nhà nước.

3. Chủ tài khoản được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích đã được quy định tại điểm 1.5 Thông tư số 12/TT-NH7 ngày 05/09/1994 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 04/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Về nguyên tắc, mỗi tổ chức chỉ được mở 1 (một) tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một Ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Những tổ chức có chi nhánh độc lập thì ngoài một tài khoản tiền gửi ngoại tệ do hội sở chính được mở, mỗi chi nhánh nếu cần thiết cũng được mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của chi nhánh trên địa bàn. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ theo các chế độ quy định hiện hành.

Những tổ chức hiện đang có từ 2 tài khoản tiền gửi ngoại tệ trở lên tại các Ngân hàng khác nhau, nếu không phải vì mục đích thật sự cần thiết cho hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đã định thì phải tập trung tiền gửi ngoại tệ vào một tài khoản tại một Ngân hàng và đóng các tài khoản khác trước ngày 01/4/1998 theo Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Tất cả các tổ chức đều phải đăng ký lại với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính về các loại tài khoản ngoại tệ hiện có của mình. những tổ chức hiện đang có từ 2 tà khoản tiền gửi ngoại tệ trở lên ở các Ngân hàng khác nhau mà do nhu cầu hết sức cần thiết để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đã quy định cũng như do những cam kết đã có với Ngân hàng liên quan đến vay vốn, ký quỹ, trả nợ... nên buộc phải tiếp tục duy trì hoạt động các tài khoản này thì trước ngày 5/4/1998 phải làm thủ tục đăng ký để được duy trì các tài khoản đó với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (nội dung đăng ký theo mẫy giấy đăng ký cho Ngân hàng Nhà nước - Vụ quản lý ngoại hối. Trong giấy đăng ký, tổ chức phải nêu rõ số hiệu tài khoản, Ngân hàng mở và mục đích mở tài khoản. Trường hợp cần thiết Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có quyền yêu cầu xuất trình những giấy tờ liên quan xác minh nhu cầu cần thiết mở tài khoản để có căn cứ xem xét, trả lời.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải xem xét và xử lý việc đăng ký này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động của các tổ chức (bao gồm cả Ngân hàng) tiếp tục phát triển có hiệu quả, đúng pháp luật, đồng thời vẫn quản lý và kiểm soát được sự chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế, chống đầ cơ găm giữ ngoại tệ... Trường hợp không đạt được sự thống nhất ý kiến giữa chi nhánh ngân hàng Nhà nước với tổ chức về sự cần thiết phải duy trì một tài khoản tiền gửi ngoại tệ nhất định, tại một Ngân hàng nhất định, thì chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tạm thời chấp thuận yêu cầu của tổ chức và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Trung ương xin chủ trương xử lý.

Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày đăng ký được gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố mà không có ý kiến của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thì tổ chức tiếp tục duy trì hoạt động của những tài khoản đã đăng ký.

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 05, tổ chức phải gửi báo cáo theo mẫu đính kèm theo tình hình hoạt động trong tháng trước của các tài khoản ngoại tệ đã đăng ký và được phép duy trì cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính. Riêng các Tổng công ty 90.91 thì đồng gửi một báo cáo về Ngân hàng Nhà nước - Vụ quản lý ngoại hối. Nếu tổ chức vi phạm chế độ báo cáo, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có quyền buộc đình chỉ các giao dịch ngoại tệ hoặc buộc phải đóng các tài khoản ngoại tệ đã được phép mở. Chậm nhất là ngày 10 hàng tháng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải làm báo cáo tổng hợp về kết quả thu chi ngoại tệ qua tài khoản ngoại tệ của các doanh nghiệp trên địa bàn, gửi Ngân hàng Nhà nước - Vụ quản lý ngoại hối. Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và bị xử lý về hành chính nếu vi phạm chế độ báo cáo.

II. VỆ VIỆC BÁN NGOẠI TỆ

1. Muộn nhất là ngày cuối cùng hàng tháng, tổ chức được nêu rõ trong Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 phải bán cho Ngân hàng Thương mại lượng ngoại tệ còn dư (bao gồm cả phần ngoại tệ thực tế không chi tiết so với nhu cầu đã đăng ký với Ngân hàng) sau khi đã trừ nhu cầu chi tiêu cần thiết của tháng sau.

2. Việc bán ngoại tệ có trên tài khoản đến ngày 28/2/1998 của tổ chức cho ngân hàng đã được hướng dẫn tại Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/2/1998 của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức có ngoại tệ từ các nguồn dưới đây không phải bán cho Ngân hàng.

3.1. Nguồn góp vốn pháp định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);

3.2. Phần dành để chi bằng ngoại tệ cho các nhu cầu đã được xác định trong các dự án thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

3.3. Nguồn vốn đi vay ở nước ngoài hay trong nước của các doanh nghiệp dùng cho mục đích chi trả bằng ngoại tệ;

3.4. Các nguồn khác hiện đang có trong tài khoản tiền gửi ngoại tệ mở tại Ngân hàng để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết như ký quỹ, đặt cọc, tiền Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp bằng ngoại tệ, tiền cần thiết dùng để đáp ứng cho các nhu cầu chi thường xuyên của các ngành Hàng hải, Hàng không, Bưu điện, Bảo hiểm... tiền thu hộ của đại lý nước ngoài, tiền của các dự án hoặc viện trợ không hoàn lại đã có kế hoạch chi tiêu bằng ngoại tệ theo dự án được duyệt, tiền bảo hiểm do người lao động làm việc ở nước ngoại ký gửi thông qua cơ quan quản lý hay xuất khẩu lao động.

Những nguồn tiền khác mà khách hàng và Ngân hàng không thoả thuận được về việc phải bán hay không thì Ngân hàng Thương mại làm báo cáo xin chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ quản lý Ngoại hối).

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

 

 

[...]