Công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH về việc thông báo kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho sinh viên các Trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH
Ngày ban hành 25/03/2008
Ngày có hiệu lực 25/03/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Bành Tiến Long
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH
V/v Thông báo kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho sinh viên các Trường ĐH, CĐ

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2008

 

Kính gửi:

- Giám đốc các đại học, học viện
- Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng

 

Ngày 25/12/2007, tại cuộc họp Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo Đề án “Tình hình giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới”, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Đề án “Đổi mới kết cấu nội dung chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến và chỉ đạo:

1. Trong thời gian vừa qua, việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

2. Giảng dạy, học tập tốt bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng là hết sức cần thiết, quan trọng, để cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, xác định cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

3. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình theo hướng tinh gọn, gắn với thực tiễn cuộc sống, dễ tiếp thu, bổ ích, phù hợp với từng loại đối tượng người học.

4. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với giảng viên, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, được sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kế hoạch giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng cho sinh viên không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ khóa tuyển sinh năm 2008 như sau:

I. VỀ CHƯƠNG TRÌNH, THỜI LƯỢNG CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. Sinh viên từ khóa tuyển sinh năm 2008 sẽ học 3 môn học lý luận chính trị bắt buộc gồm:

- Môn 1: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

- Môn 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Môn 3: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Thời lượng dạy – học các môn Lý luận chính trị: 10 tín chỉ (15 đơn vị học trình).

(Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quyết định ban hành chương trình chi tiết các môn học Lý luận chính trị, thời lượng cụ thể của các môn trong tháng 6 năm 2008 để các trường đại học, cao đẳng tổ chức thực hiện)

3. Xây dựng các môn học tự chọn:

- Để nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị và tăng cường việc vận dụng các nội dung cho phù hợp với từng đối tượng đào tạo của các trường, khối ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường xây dựng các môn học tự chọn. Các trường chỉ đạo tổ chức xác định chương trình, giáo trình và triển khai giảng dạy các môn học tự chọn trên cơ sở đăng ký của người học, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Thời lượng các môn học tự chọn do Hiệu trưởng xem xét và quyết định.

- Nội dung các môn học tự chọn không được trùng lặp với nội dung chương trình các môn Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

II. VỀ TỔ CHỨC, SẮP XẾP ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chỉ đạo việc thành lập khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường theo đúng tên gọi chung và tên các môn học để phù hợp với chức năng nghiên cứu và giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo chương trình mới.

2. Trên cơ sở đội ngũ giảng viên hiện có, căn cứ vào quy mô đào tạo, thời lượng, nội dung của chương trình, chuyên ngành đào tạo của từng giảng viên, Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, sắp xếp đội ngũ giảng viên hiện có phù hợp với kết cấu môn học để thực hiện chương trình mới như sau:

- Môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (thời lượng 5 tín chỉ). Nội dung môn học được xây dựng trên cơ sở của chương trình các môn Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh (thời lượng 2 tín chỉ). Trên cơ sở nội dung chương trình hiện hành sẽ bổ sung những vấn đề mới phù hợp với tình hình dạy và học trong các trường đại học, cao đẳng.

- Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (thời lượng 3 tín chỉ). Nội dung được xây dựng trên cơ sở môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng.

III. VỀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng giảng viên để thực hiện chương trình theo kết cấu mới.

1. Các trường đăng ký danh sách cử giảng viên tham dự lớp bồi dưỡng để giảng dạy theo kết cấu chương trình, giáo trình mới.

2. Thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng:

[...]