Công văn 244/ATTP-NĐTT năm 2020 về áp dụng quy định trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm ban hành
Số hiệu | 244/ATTP-NĐTT |
Ngày ban hành | 21/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 21/01/2019 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục an toàn thực phẩm |
Người ký | Nguyễn Hùng Long |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/ATTP-NĐTT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2019 |
Kính gửi: Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Cục An toàn thực phẩm nhận được công văn số 2130/ATTP-NV ngày 13/12/2018 của Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng quy định trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó, Cục An toàn thực phẩm có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 thuộc Khoản 3 Điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm (thay thế cho Giấy chứng nhận kiến thức về an toàn thực phẩm). Do đó, việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cá nhân (tự học), do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng...) và có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả. Chủ cơ sở căn cứ vào kết quả đánh giá đề lập danh sách xác nhận và chịu trách nhiệm đối với kết quả tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do mình xác nhận.
2. Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên do cơ sở tự biên soạn hoặc sử dụng tài liệu đã được cơ quan quản lý ban hành. Chủ cơ sở tự chịu trách nhiệm về nội dung tập huấn cho nhân viên. Cơ quan quản lý được quyền kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua bộ câu hỏi, ngân hàng câu hỏi có sẵn.
3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 thuộc Khoản 3 Điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận. Do đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế phải thực hiện việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm giống như sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
4. Chủ cơ sở trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì người đó tự xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho minh. Trong trường hợp Cơ quan quản lý kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua bộ câu hỏi, ngân hàng câu hỏi có sẵn, chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức an toàn thực phẩm thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
5. Các Giấy chứng nhận HACCP, ISO 22000, IFC, BRC, FSSC của cơ sở phải được các tổ chức được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận cấp và nội dung cấp có rõ lĩnh vực cấp có thực phẩm thì mới được miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018, nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 và quyết định số 2728/QĐ-BYT ngày 03/5/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm, việc cấp Giấy chứng nhận GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Cục An toàn thực phẩm thực hiện. Do đó, chỉ Giấy chứng nhận GMP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ y tế cấp thì được miễn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đề nghị Ban quản lý căn cứ vào nội dung trên để thực hiện theo đúng quy định.
Trân trọng./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |