Công văn 241/UBND-KTN năm 2023 về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 241/UBND-KTN
Ngày ban hành 02/02/2023
Ngày có hiệu lực 02/02/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
HÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 241/UBND-KTN
V/v tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được Báo cáo số 950/BC-BCĐCVĐTP ngày 09/12/2022 của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố báo cáo kết quả khảo sát việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022.

Để trai khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:

1. Các S, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để từng cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tiếp tục triển khai tổ chức tuyên truyền về Cuộc vận động trong hệ thống chính trị, cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân với các hình thức phong phú, đa dạng trên hệ thống thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình, bản tin

- Nghiên cứu, rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Thành phố; trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ số tham gia các chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất - cung ứng - dịch vụ giá trị cao, tiêu dùng bền vững..; ưu tiên sử dụng hàng hóa, nguyên vật liệu do Việt Nam sản xuất.

- Tăng cường tiếp xúc, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sản xuất... nhằm tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị nắm rõ, tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố, tháo g khó khăn vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho các sản phẩm hàng Việt và các sản phẩm hàng hóa tiêu biu, được người tiêu dùng yêu thích của doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn Thành phố. Phối hợp xây dựng các chương trình và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng để đưa hàng Việt chiếm thị phần tương xứng trong hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Thành phố. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh, các hoạt động thương mại hiện đại kết hợp hài hòa với các kênh, hoạt động thương mại truyền thống. Tiếp tục mở rộng mạng lưới điểm bán hàng c định, lưu động đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi; giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, các sản phẩm doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt nam được người tiêu dùng ưu thích, kết nối đưa các sản phẩm OCOP của các địa phương vào siêu thị. Tích cực tham gia triển khai các Đề án: Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024”.

- Chủ động phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm tại chuỗi các cửa hàng tiện ích, hệ thống bán lẻ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kinh doanh hàng kém chất lượng. Thực hiện chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng..., tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam.

2. S Công Thương:

- Chủ động tham mưu UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội triển khai các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Phối hợp SThông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của xã hội về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ rà soát, tham mưu về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng Việt.

- Phối hợp Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ thực hiện công tác phòng chống, kiểm tra và xử lý sai phạm trong sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hu trí tuệ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố xây dựng, triển khai các Chương trình, Kế hoạch xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu của các sản phẩm dịch vụ hàng Việt.

- Phối hợp với các Sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã triển khai các Chương trình, Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ động thực hiện hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng và có các biện pháp khuyến khích, động viên đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả Cuộc vận động.

3. Sở Tài chính:

Cân đối, bố trí ngân sách hàng năm cho Ban Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Thành phố, các Sở, ngành, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố đ triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch được giao; Hướng dẫn việc quản lý sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.

4. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cấp huyện:

- Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Cuc vận động. Bố trí đầy đủ kinh phí cho các đơn vị thực hiện và hàng năm tổ chức tối thiểu 01-02 sự kiện triển khai Cuộc vận động trên địa bàn.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng và của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động trên địa bàn tùy theo đặc điểm từng địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước có thành tích trong thực hiện Cuộc vận động.

5. Các cơ quan thông tấn báo chí thành phố Hà Nội:

Phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

6. Các tổ chức chính trị - xã hội:

Các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp Thành phố làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và nhân dân Thủ đô trong thực hiện Cuộc vận động. Phối hợp vận động các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, UBND các qun, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chủ động đề xuất, báo cáo UBND Thành phố; BCĐ Cuộc vận động Thành phố để xem xét, quyết định./.

[...]