Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 2368/BTP-PLQT năm 2017 về hướng dẫn thực hiện quy định về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự ra nước ngoài do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2368/BTP-PLQT
Ngày ban hành 10/07/2017
Ngày có hiệu lực 10/07/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Bạch Quốc An
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2368/BTP-PLQT
V/v hướng dẫn thực hiện một số quy định về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự ra nước ngoài

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2017

 

Kính gửi:

- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nng và TP Hồ Chí Minh;
- Viện ki
m sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nng và TP Hồ Chí Minh;
- Tòa án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện ki
m sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian vừa qua, nhiều hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự (UTTP) gửi đến Bộ Tư pháp chưa được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư liên tịch s 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của B Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân ti cao quy định trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp về dân sự (Thông tư liên tịch s 12), các hiệp định song phương/thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự (Hiệp định song phương) và Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước Tng đạt). Đ thống nhất áp dụng các quy định của Thông tư liên tịch s 12 và các Điều ước quốc tế nêu trên, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung như sau:

I-PHẠM VI, QUY TRÌNH YÊU CẦU ỦY THÁC TƯ PHÁP

Yêu cầu UTTP của Việt Nam hiện nay được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định song phương, Công ước Tng đạt, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ vào tng trường hợp cụ thể việc UTTP có thể được thực hiện bng một trong nhng phương thức sau:

1. UTTP theo Hiệp định song phương

1.1. Về phạm vi UTTP

Hiệp định song phương được áp dụng cho các yêu cầu UTTP bao gồm tống đạt giấy tờ, thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu UTTP khác gửi đi các nước đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam (Phụ lục I - Danh mục cơ quan trung ương và ngôn ngữ UTTP theo các Hiệp định song phương)[1].

1.2. Về quy trình

Hồ sơ UTTP sẽ được x lý theo quy trình như sau:

(Hồ sơ, chi phí UTTP theo Hiệp định song phương xem chi tiết tại Mục II.1 Công văn này)

2. UTTP theo Công ước Tống đạt

2.1. Về phạm vi

Công ước tống đạt chỉ áp dụng đối với các yêu cầu UTTP tng đạt giấy tờ (không bao gồm các yêu cầu UTTP khác như thu thập chứng cứ,...) được gửi đến các nước là thành viên của Công ước Tống đạt.

2.2. Về quy trình

Đi với việc UTTP tống đạt giấy tờ theo Công ước tống đạt, Quý Cơ quan ưu tiên áp dụng kênh chính thông qua cơ quan trung ương để tiết kiệm thời gian và kinh phí.

Hồ sơ UTTP sẽ xử lý theo quy trình như sau:

(Hồ sơ, chi phí UTTP theo Công ước tống đạt xem chi tiết tại Mục II.2.Công văn này)

3. UTTP trong trường hợp không có Điều ước quốc tế

3.1. Về phạm vi UTTP

Trong trường hp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu UTTP chưa ký Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp (TTTP) hoặc không cùng là thành viên của Công ước tng đạt thì cũng có thể thực hiện việc UTTP trên cơ sở nguyên tc “có đi có lại”.

3.2. Về quy trình

Trong trường hp UTTP trên cơ sở nguyên tắc “có đi có lại” sẽ thực hiện theo quy trình như sau:

II-VỀ HỒ SƠ, CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP

1. UTTP theo Hiệp định song phương

1.1. Hồ sơ

[...]