Công văn 230/TCT-TNCN hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2011 do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 230/TCT-TNCN
Ngày ban hành 17/01/2012
Ngày có hiệu lực 17/01/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Vũ Văn Trường
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 230/TCT-TNCN
V/v Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2011

Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2012

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Việc thực hiện quyết toán thuế Thu nhập cá nhân đã được quy định tại Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính, Thông tư số 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Nay để đảm bảo thực hiện thống nhất Tổng cục Thuế hướng dẫn thêm một số điểm về quyết toán thuế Thu nhập cá nhân năm 2011 như sau:

I. Về đối tượng phải kê khai quyết toán thuế:

1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải khấu trừ thuế không phân biệt có phát sinh khấu trừ hay không khấu trừ thuế.

2. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

- Có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp;

- Có yêu cầu hoàn số thuế nộp thừa hoặc bù trừ vào kỳ sau

3. Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế Thu nhập cá nhân theo thuế suất 20% tính trên thu nhập tính thuế với cơ quan thuế phải quyết toán thuế trong các trường hợp:

- Số thuế phải nộp tính theo thuế suất 20% lớn hơn tổng số thuế đã tạm khấu trừ theo thuế suất 0,1% trong 7 tháng đầu năm và 0,05% trong 5 tháng cuối năm 2011;

- Có yêu cầu hoàn thuế nộp thừa.

4. Cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế.

II. Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác theo hướng dẫn tại Khoản 2, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008; Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009; Điều 1 Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính mà người nộp thuế nhận được trong năm 2011.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả tiền ăn giữa ca cho từng người lao động thì mức ăn giữa ca không tính vào thu nhập chịu thuế tối đa không vượt mức tiền chi cho ăn giữa ca qui định tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân.Trường hợp tiền lương, tiền công tháng 12/2010, tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế vào tháng 1/2011 thì tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2011 để quyết toán thuế trong năm 2011

2 Đối với thu nhập chuyển nhượng chứng khoán

Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua và các chi phí liên quan đến chuyển nhượng.

Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:

Giá mua của chứng khoán bán ra

=

Giá vốn đầu kỳ + giá vốn trong kỳ

x Số lượng bán ra

Số lượng chứng khoán tồn đầu kỳ

+

Số lượng mua trong kỳ

Giá vốn trong kỳ = Giá mua + Chi phí mua

III. Giảm trừ gia cảnh

Về đối tượng giảm trừ gia cảnh và các khoản được giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế được hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009.

Cá nhân được giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng đến Việt Nam đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Ví dụ 1: Ông A có con sinh ngày 31/10/2011 thì ông A được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng 10/2011 với số tiền được tính giảm trừ là 1,6 triệu đồng/tháng.

Ví dụ 2: Ông B là cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam từ ngày 15/01/2011 và rời khỏi Việt Nam vào ngày 03/9/2011 thì ông A được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011.

IV. Xác định số thuế phải nộp

1. Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh

Số thuế phải nộp

=

Thu nhập tính thuế bình quân tháng

x

Thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần tháng

x

12 tháng

[...]