Công văn 2273/LĐTBXH-PC năm 2021 về tổng kết Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” giai đoạn 2017-2021 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 2273/LĐTBXH-PC
Ngày ban hành 16/07/2021
Ngày có hiệu lực 16/07/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Văn Thanh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2273/LĐTBXH-PC
V/v tổng kết Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” giai đoạn 2017-2021

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2021

 

Kính gửi:

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ;

Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 và Công văn số 1028/BTP-PBGDPL ngày 08/4/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Quý cơ quan, đơn vị xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021 ban hành tại Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- Thời kỳ báo cáo: Thông tin, số liệu thống kê để phục vụ tổng kết tính từ ngày 01/6/2017 đến ngày 01/6/2021.

- Nội dung báo cáo: Theo Đề cương tại Phụ lục kèm theo Công văn.

Báo cáo của Quý cơ quan, đơn vị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 22/7/2021, bản điện tử gửi vào địa chỉ email: nhannt@molisa.gov.vn để tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

 

PHỤ LỤC

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP” GIAI ĐOẠN 2017-2021
(Kèm theo Công văn số 2273/LĐTBXH-PC ngày 16/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phần I

KẾT QUẢ 05 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP”

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” (sau đây gọi tắt là Đề án); xây dựng, ban hành kế hoạch.

2. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban điều hành thực hiện Đề án.

2. Hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu, các mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật có hiệu quả tại địa bàn trọng điểm.

3. Kết quả tổ chức các hoạt động tuyên truyền cụ thể ở các địa bàn trọng điểm thuộc phạm vi của Đề án (Nêu rõ các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả)

4. Xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

5. Tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm (đánh giá mức độ thường xuyên, hiệu quả của các hoạt động).

6. Việc đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

7. Các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện Đề án và công tác xã hội hóa trong việc thực hiện Đề án (huy động hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá sự cần thiết (có hay không cần thiết); hiệu quả triển khai thực hiện Đề án; cơ chế phối hợp, lồng ghép triển khai thực hiện Đề án, mức độ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra của Đề án tại cơ quan, địa phương.

2. Tồn tại, khó khăn và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, khó khăn

- Về thể chế, chính sách (trong triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành); về nhận thức; công tác phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện.

[...]