Công văn 1741/QLCL-CL1 hướng dẫn triển khai Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

Số hiệu 1741/QLCL-CL1
Ngày ban hành 16/09/2011
Ngày có hiệu lực 16/09/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Nguyễn Như Tiệp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1741/QLCL-CL1
V/v hướng dẫn triển khai Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2011

 

Kính gửi:

- Cơ quan QLCL NLTS Trung bộ, Nam bộ;
- Các Trung tâm CL NLTS vùng 1-6;
- Các Chi cục Quản lý Chất lượng NLTS tỉnh/thành phố;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.

 

Ngày 03/8/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (gọi tắt là Thông tư 55) và thay thế Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 18/12/2008; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 18/12/2008 và Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 11/12/2009. Thông tư 55 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/9/2011.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hướng dẫn cụ thể một số nội dung của Thông tư 55 như sau:

1. Khoản 17 Điều 3. Nhóm thực phẩm thủy sản tương tự:

- Mức nguy cơ đối với sản phẩm thực phẩm thủy sản được quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư 55, bao gồm 02 nhóm (sản phẩm nguy cơ cao và sản phẩm nguy cơ thấp).

- Các quy trình công nghệ gần giống nhau được hiểu là các quy trình có các công đoạn sản xuất cơ bản giống nhau (tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, bao gói, bảo quản) và có thể có sự khác biệt nhưng không phát sinh các mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất.

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và tổ chức thẩm tra hồ sơ của cơ sở đăng ký kiểm tra theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11:

- Trường hợp sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đăng ký bổ sung tương tự với nhóm sản phẩm thủy sản cơ sở đã được chứng nhận, các đơn vị có văn bản thông báo tới cơ sở việc bổ sung sản phẩm vào danh mục sản phẩm đã được chứng nhận (không thực hiện kiểm tra tại hiện trường).

- Trường hợp sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự mà cơ sở đã được chứng nhận, Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra đối với cơ sở theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 55.

2. Điểm b khoản 1 Điều 5. Cơ quan kiểm tra Trung ương:

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản có sản phẩm xuất khẩu cho các đơn vị trực thuộc Cục chi tiết tại Phụ lục 1 gửi kèm.

3. Điểm b khoản, khoản 2 Điều 6:

3.1. Đối với kiểm tra viên, Trưởng đoàn kiểm tra thuộc Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 55.

3.2. Đối với kiểm tra viên, Trưởng đoàn kiểm tra thuộc Cơ quan kiểm tra Trung ương phải tham gia và được cấp Giấy chứng nhận sau đây của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Khóa tập huấn về HACCP; kiểm tra, lấy mẫu lô hàng thủy sản đối với kiểm tra viên kiểm tra lô hàng.

- Khóa tập huấn về HACCP; kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản và lấy mẫu phục vụ kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP đối với kiểm tra viên điều kiện sản xuất.

- Đối với Trưởng đoàn kiểm tra: hoàn thành lớp tập huấn Trưởng đoàn kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Quy định nêu trên bắt buộc áp dụng kể từ ngày 01/01/2012 trong nội bộ hệ thống Cục.

4. Điều 7. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra hiện trường:

Cơ quan kiểm tra lựa chọn các thiết bị và dụng cụ phù hợp để đo, kiểm nhanh một số chỉ tiêu như nhiệt độ, chlorin dư, sulphit…; dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu và trang bị cho đoàn kiểm tra của đơn vị khi thực hiện kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở.

5. Điều 13. Nội dung, phương pháp kiểm tra, Điều 14. Biên bản kiểm tra, Điều 15. Phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở:

- Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, đánh giá về thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của cơ sở theo các yêu cầu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đoàn kiểm tra lấy mẫu thẩm tra trong quá trình kiểm tra điều kiện sản xuất đối với cơ sở và lập phiếu theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo công văn này.

- Mẫu biểu kiểm tra, hướng dẫn đánh giá và phân loại điều kiện bảo đảm ATTP đối với từng loại hình cơ sở được tổng hợp tại Phụ lục 3 kèm theo công văn này.

6. Điều 18. Tần suất kiểm tra định kỳ, Điều 20. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trước ngày 17/9/2011, thời điểm kiểm tra định kỳ tiếp theo được tính theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN. Tại lần kiểm tra định kỳ tiếp theo, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở theo quy định tại Điều 16 Thông tư 55.

7. Điểm b khoản 2 Điều 36. Chế độ báo cáo:

[...]