BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1477/BNN-TCLN
V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng trung hạn 2013-2015
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2012
|
Kính
gửi:
|
- Bộ: Công an, Quốc phòng;
- Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng cục Lâm nghiệp.
|
Thực hiện Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày
09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011 - 2020; chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải -
Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước tại Văn bản số 82/TB-VPCP ngày 08 tháng 03 năm
2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là các Bộ, ngành, địa phương) xây dựng Kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng trung hạn 2013 - 2015 (sau đây viết tắt là Kế hoạch
trung hạn) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Kế hoạch trung hạn nhằm tạo điều kiện
cho các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động
mọi nguồn lực, lồng ghép với các chương trình, dự án trên địa bàn thực hiện thắng
lợi Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 thuộc phạm vi quản
lý của Bộ, ngành, địa phương và cả nước.
2. Yêu cầu
- Đánh giá đầy đủ, khách quan, đúng
thực trạng tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong 2 năm
2011 và 2012 theo các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo
của Chính phủ và nhiệm vụ kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương.
- Nhiệm vụ của Kế hoạch trung hạn
được xác định trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012; Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015
và tầm nhìn đến năm 2020, Quy hoạch - kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011 - 2020, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015, tình
hình thực hiện kế hoạch năm 2011 - 2012 của các địa phương; các dự báo về biến
động và xu thế phát triển trong các năm tiếp theo.
- Xác định rõ chỉ tiêu, kết quả cần
đạt được trong kỳ kế hoạch và từng năm; nêu cụ thể những chương trình/dự án/hoạt
động ưu tiên; tiến độ triển khai theo từng năm; xác định cơ cấu vốn, nguồn vốn
(bao gồm cả ngân sách nhà nước, nguồn ODA và các nguồn huy động khác) và các giải
pháp đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch trung hạn.
II. NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
1. Nguyên tắc
- Kế hoạch trung hạn phải cụ thể
hóa quan điểm đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp, thu hút các thành phần kinh tế,
các tổ chức xã hội và người dân tham gia; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân và góp phần giữ vững an ninh,
quốc phòng trên địa bàn.
- Kế hoạch trung hạn phải được lồng
ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên địa
bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp; tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu
ngành lâm nghiệp, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất,
khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến lâm sản hàng hóa từ nguồn nguyên
liệu trong nước.
- Xác định chỉ tiêu Kế hoạch trung
hạn phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, đảm bảo tính khả thi.
- Việc bố trí, quản lý, giám sát sử
dụng vốn đầu tư của ngân sách Trung ương thực hiện theo Quyết định số
60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015 và quy định hiện hành của nhà nước, thứ tự ưu tiên quy định
tại Mục 9, Khoản II, Điều 1 của Quyết định số 57/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
năm 2004;
- Nghị quyết số 17/2011/NQ-QH13
ngày 22/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp Quốc gia.
- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày
30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển
rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011
của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09
tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm
kỳ 2011-2015 của các địa phương;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của địa phương;
- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của địa phương;
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011 - 2020 của địa phương;
- Hiện trạng tài nguyên rừng năm
2011 của địa phương;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng 2 năm 2011, 2012 của địa phương;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Đánh giá kết quả thực hiện Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011, 2012
Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc
tế và trong nước, làm rõ những tác động, ảnh hưởng đến thực hiện Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng trong 2 năm qua, các Bộ, ngành và địa phương đánh giá kết quả
thực hiện kế hoạch 2 năm 2011, 2012, tập trung vào những nội dung sau:
- Kết quả thực hiện năm 2011; 6
tháng đầu năm 2012 và ước khả năng thực hiện cả năm 2012 theo các mục tiêu, nhiệm
vụ kế hoạch, phân tích kết quả thực hiện từng chương trình/dự án, theo địa bàn.
Phân tích, làm rõ những thành công và hạn chế, khó khăn, vướng mắc; làm rõ những
nguyên nhân khách quan, chủ quan.
Đối với địa phương có các huyện
nghèo, bổ sung đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62
huyện nghèo trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Đánh giá tình hình thực hiện cơ
chế, chính sách hiện hành trong bảo vệ và phát triển rừng, các biện pháp thúc đẩy
phát triển sản xuất. Đề xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách
hiện hành và ban hành những chính sách mới.
2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch
trung hạn
2.1. Bối cảnh, dự báo
Phân tích bối cảnh (địa phương,
trong nước, quốc tế), những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo
vệ và phát triển rừng tại địa phương trong kỳ kế hoạch.
2.2. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá thực hiện kế hoạch
2 năm 2011, 2012 và bối cảnh, dự báo nêu trên, các địa phương làm rõ mục tiêu
và các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được (về tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp,
đóng góp của ngành trong GDP địa phương, độ che phủ rừng,…) về các mặt kinh tế,
xã hội và môi trường đến cuối kỳ kế hoạch.
2.3. Các nhiệm vụ cụ thể
a) Về bảo vệ rừng và bảo tồn thiên
nhiên
- Xác định đối tượng cần được bảo vệ:
toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng trồng mới trong kỳ kế hoạch,
trong đó xác định số lượng cụ thể diện tích khoán bảo vệ rừng (cụ thể đối với
diện tích thuộc các huyện 30a). Các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng được
xây dựng và đưa vào sử dụng (đường ranh cản lửa, biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng,
bảng tin, chòi canh lửa rừng, hồ chứa nước, …). Các chỉ tiêu cần được xác định
theo khối lượng và cụ thể hóa theo từng năm.
- Về bảo tồn thiên nhiên: Xác định
các hoạt động/dự án bảo tồn nguồn gen (tại chỗ hoặc chuyển vị); đầu tư các khu
rừng đặc dụng tại địa phương trên cơ sở quy định tại Nghị định số
117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ
thống rừng đặc dụng.
b) Về phát triển rừng
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Căn
cứ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, xác định nhiệm vụ khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh cả giai đoạn và hàng năm, bao gồm khoanh nuôi chuyển tiếp và khoanh
nuôi mới. Chỉ đưa vào khoanh nuôi diện tích đất trống 1C quy hoạch cho rừng
phòng hộ, đặc dụng.
- Trồng rừng:
+ Trồng mới rừng: trên cơ sở diện
tích đất trống đã quy hoạch cho phát triển rừng, xác định nhiệm vụ cụ thể (cả
giai đoạn và hàng năm) về diện tích trồng rừng theo từng loại phòng hộ, đặc dụng
và sản xuất.
+ Trồng lại sau khai thác: trên cơ
sở diện tích rừng sản xuất khai thác trắng năm trước, xác định diện tích đưa
vào trồng lại trong năm kế tiếp.
- Chăm sóc rừng: diện tích chăm sóc
rừng hàng năm xác định trên cơ sở các diện tích rừng được trồng mới và trồng lại
dưới 3 năm tuổi, trong đó phân chia cụ thể diện tích chăm sóc năm 1, 2, 3.
- Cải tạo rừng: căn cứ vào hiện trạng
rừng sản xuất là tự nhiên nghèo kiệt, xác định diện tích rừng đưa vào cải tạo để
trồng lại rừng (không bao gồm trồng cây phi lâm nghiệp).
- Làm giàu rừng, giống cây rừng và
trồng cây phân tán: xác định nhiệm vụ kế hoạch trên cơ sở hiện trạng rừng và khả
năng thực hiện của địa phương.
c) Về khai thác gỗ và chế biến lâm
sản:
- Khai thác rừng tự nhiên: xác định
trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững được duyệt, trong đó xác định rõ đối
tượng, khối lượng, diện tích và phương thức khai thác.
- Khai thác rừng trồng: căn cứ kết
quả dự báo về thị trường gỗ và lâm sản, trên cơ sở diện tích rừng sản xuất là rừng
trồng thành thục công nghệ và trữ lượng bình quân/ha, xác định diện tích khai
thác và sản lượng khai thác.
- Khai thác tre nứa: xác định rõ diện
tích, sản lượng, biện pháp kỹ thuật khai thác.
- Chế biến gỗ và lâm sản: xác định
rõ sản lượng, mặt hàng chủ yếu, giá trị sản xuất chế biến gỗ và lâm sản cho cả
niên độ kế hoạch và từng năm.
d) Về chi trả dịch vụ môi trường rừng
Căn cứ quy định tại Nghị định
99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, xác
định các chỉ tiêu nhiệm vụ, gồm: tổng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng; kế hoạch
chi trả, trong đó xác định đối tượng được chi trả, diện tích rừng được chi trả,
số tiền chi trả.
đ) Các hoạt động khác: Xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, chuyển giao khoa học
công nghệ, đào tạo, tập huấn khuyến lâm, …
2.4. Giải pháp thực hiện kế hoạch
Để Kế hoạch trung hạn được triển
khai đồng bộ, có hiệu quả, căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương xây dựng
các giải pháp thực hiện, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của toàn xã hội đối với kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể hóa theo các
chỉ tiêu cụ thể.
- Quản lý, thực hiện phương án quy
hoạch đã được phê duyệt; đối với các địa phương chưa có phương án Quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng, cần khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt để làm căn cứ xây
dựng, triển khai kế hoạch.
- Rà soát, xác định thực trạng quản
lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, triển khai đồng bộ công tác
giao, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với rừng cho tổ
chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân. Có giải pháp cụ thể quản lý,
bảo vệ đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp không hoặc chưa thể giao, cho
thuê.
- Kế hoạch trồng bổ sung, thay thế
đối với những diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích khác theo quy định của Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp
chế biến và thương mại lâm sản gắn với rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng
nguyên liệu công nghiệp tập trung. Chú trọng quy hoạch phát triển các làng nghề
sản xuất, chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ, phát triển các trang trại lâm
nghiệp. Thiết lập cơ chế quản lý, kinh doanh chế biến gỗ có điều kiện.
- Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa
học trong sản xuất lâm nghiệp.
- Tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ
môi trường rừng tại các địa phương nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động lâm nghiệp.
2.5. Dự toán nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn đảm bảo thực hiện nhiệm
vụ Kế hoạch trung hạn phải phân rõ theo từng lĩnh vực, nguồn vốn theo quy định
tại Điểm 9b, Khoản II, Điều 1 Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày
09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
a) Vốn đầu tư phát triển
Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước được xác định trên các quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày
03/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007
của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007-2015 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.
Dự toán kinh phí cho các hoạt động:
trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; hỗ trợ trồng rừng sản xuất;
khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ bảo vệ và phát triển rừng; các dự án đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến,
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng; dự
án đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong khảo nghiệm, chọn giống, sản
xuất giống gốc, công nghệ trồng rừng thâm canh; xây dựng cơ bản phục vụ nguồn
giống cây lâm nghiệp,… xác định từng năm và cả giai đoạn 2013-2015.
b) Vốn sự nghiệp
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính, lập dự toán chi cho các hoạt động: khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên;
khoán quản lý bảo vệ rừng; tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng; hoạt động phòng cháy
chữa cháy rừng thường xuyên; rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;
phát triển giống cây lâm nghiệp (bảo vệ vườn giống, rừng giống; tập huấn, chuyển
giao công nghệ giống,…); theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xác định ranh giới
3 loại rừng; khuyến lâm; bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; các chi
phí sự nghiệp khác theo quy định hiện hành,…
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Phân công trách nhiệm cho các
cấp, các ngành liên quan tại địa phương để thực hiện kế hoạch trung hạn.
3.2. Giám sát, đánh giá việc thực
hiện kế hoạch
Tổ chức giám sát, đánh giá hàng
năm, tập trung vào các vấn đề sau:
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch, những tồn tại cần khắc phục; những vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng có liên quan trên địa bàn.
- Tình hình huy động nguồn lực, sử
dụng vốn đầu tư.
- Những tác động đến đời sống nhân
dân, môi trường.
4. Phụ lục
Phụ lục về mẫu biểu Kế hoạch trung
hạn bao gồm:
4.1. Về kết quả thực hiện các chỉ
tiêu nhiệm vụ năm 2011, 2012
a) Biểu 1: Hiện trạng rừng và đất
lâm nghiệp năm 2011.
b) Biểu 2: Kết quả bảo vệ, phòng
cháy, chữa cháy rừng năm 2011 - 2012.
c) Biểu 2a: Kết quả thực hiện các
chỉ tiêu nhiệm vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 - 2012.
4.2. Về chỉ tiêu Kế hoạch trung hạn
a) Biểu 03: Tổng hợp chỉ tiêu Kế hoạch
bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng 2013-2015.
b) Biểu 03a. Chi tiết chỉ tiêu Kế
hoạch bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng 2013 - 2015 phân theo đơn vị hành
chính huyện/quận.
c) Biểu 04. Tổng hợp chỉ tiêu, nhiệm
vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2013 - 2015.
d) Biểu 04a. Chi tiết chỉ tiêu, nhiệm
vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2013 - 2015 phân theo đơn vị hành chính
huyện/quận.
đ) Biểu 04b. Chi tiết chỉ tiêu, nhiệm
vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2013 - 2015 phân theo Dự án.
e) Biểu 05. Tổng hợp nhu cầu vốn
cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2013 - 2015.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành, địa phương khẩn
trương triển khai xây dựng Kế hoạch trung hạn theo hướng dẫn tại Văn bản này và
mẫu biểu kèm theo (đăng tải trên địa chỉ Website: www.tongcuclamnghiep.gov.vn),
gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/06/2012 qua
đường công văn và thư điện tử theo địa chỉ:
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, nhà B9, số 02, Ngọc Hà,
Ba Đình, Hà Nội; E-mail: vpbcd57@mard.gov.vn; Điện thoại: 0437.349.657; Fax:
0437.349.658.
Hồ sơ Kế hoạch trung hạn gồm:
- Tờ trình của Bộ, ngành, địa
phương về Kế hoạch trung hạn;
- Báo cáo Kế hoạch trung hạn theo
hướng dẫn tại Văn bản này.
- 01 đĩa CD có lưu trữ file mềm của
Kế hoạch.
2. Tổng cục Lâm nghiệp - Văn phòng
Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020
tổng hợp Kế hoạch trung hạn của các Bộ, ngành, địa phương, lập kế hoạch trung hạn
toàn quốc, trình Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011 - 2020 xem xét, thông qua trước ngày 15/9/2012./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
- Thành viên BCĐNN;
- Lưu: VT, TCLN, VPBCĐ.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đăng Khoa
|
PHỤ LỤC
MẪU
BÁO CÁO KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 2013 - 2015
(Kèm theo Văn bản số 1477/BNN-TCLN ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO
CÁO
KẾ
HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 2013 - 2015
Bộ/ngành/Tỉnh/Thành
phố…………
|
|
Ngày
… tháng … năm …
CƠ
QUAN LẬP KẾ HOẠCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
…,
tháng …năm 2012
|
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần 1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỀN RỪNG NĂM 2011 - 2012
I. Hiện trạng rừng và đất lâm
nghiệp
1. Hiện trạng đất lâm nghiệp
2. Hiện trạng rừng
3. Các nguồn lực hiện có: vốn, lao
động…
(mẫu biểu 01)
II. Kết quả thực hiện Kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng trong 2 năm (2011, 2012)
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu,
nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
a) Về bảo vệ rừng
b) Về phát triển rừng
c) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
d) Chi trả dịch vụ môi trường rừng
đ) Các hoạt động khác.
(mẫu biểu 02, 2a)
2. Tình hình triển khai các cơ chế,
chính sách bảo vệ và phát triển rừng
III. Tồn tại và nguyên nhân
1. Tồn tại
2. Nguyên nhân
3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Phần 2. KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG 2013 - 2015
I. Bối cảnh, dự báo
II. Mục tiêu của Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng 2013 - 2015
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
b) Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế - xã hội
- Về môi trường
- Về an ninh, quốc phòng
III. Nhiệm vụ
1. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa
cháy và bảo tồn thiên nhiên
2. Phát triển rừng
3. Khai thác gỗ và lâm sản
4. Các hoạt động khác
(mẫu biểu 03, 03a, 04, 04a, 04b)
IV. Giải pháp thực hiện
1. Về công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức
2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm
nghiệp
3. Về bảo vệ rừng
4. Về giao, cho thuê rừng
5. Về khoa học, công nghệ và khuyến
lâm
6. Về thị trường
7. Về hợp tác quốc tế
V. Nhu cầu vốn
1. Tổng dự toán nhu cầu vốn (mẫu biểu
05)
2. Cơ chế huy động vốn
VI. Tổ chức thực hiện
VII. Đề xuất, kiến nghị
1. Đề xuất
2. Kiến nghị
- Với Chính phủ
- Với các Bộ, ngành
Phụ lục