Công văn 142/BTC-NSNN năm 2023 về đề nghị nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 142/BTC-NSNN
Ngày ban hành 04/01/2023
Ngày có hiệu lực 04/01/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Thành Hưng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/BTC-NSNN
V/v đề nghị nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật NSNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị Quý Cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở quy định hiện hành và từ thực tiễn trong tổ chức thực hiện quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước theo Đề cương đính kèm.

Ý kiến xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 18/01/2023 (đồng thời, gửi file điện tử về địa chỉ nguyentrongkhanh@mof.gov.vn - đối với các bộ, cơ quan Trung ương; dinhvietanh@mof.gov.vn - đối với các địa phương) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Vụ: HCSN, ĐT, TCNH, CST, PC và Vụ I;
- Các Cục: QLCS, QLN &TCĐN; TCDN, QLGSKTKT;
- Các Tổng cục: TCT, HQ, DTNN;
- Kho bạc Nhà nước;
- Thanh tra Bộ;
- Lưu: VT, NSNN (100b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

 

ĐỀ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT NSNN
(Kèm theo công văn số 142/BTC-NSNN ngày 04/01/2023 của Bộ Tài chính)

Để có cơ sở xây dựng báo cáo đánh giá tổng kết thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 (sau đây gọi tắt là Luật NSNN); Bộ Tài chính đề nghị Quý Cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở quy định hiện hành và từ thực tiễn trong tổ chức thực hiện quản lý ngân sách theo quy định của Luật NSNN, nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật NSNN, gồm các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

1. Kết quả đạt được:

Nội dung đánh giá kết quả đạt được của Luật NSNN so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật (có số liệu để minh chứng).

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

Tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Luật NSNN và nguyên nhân (khách quan, chủ quan). Chỉ rõ nguyên nhân do các yếu tố tác động, do cơ chế, chính sách hay do tổ chức thực hiện dẫn đến tồn tại, hạn chế. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu.

Trong đó, lưu ý: Đánh giá rõ các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế của Luật NSNN trên các góc độ về (i) quản lý tài chính - NSNN; (ii) việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị.

Đánh giá tính đồng bộ của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến Luật NSNN; sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật NSNN với các văn bản pháp luật khác, để từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

II. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ

1. Đánh giá các nội dung quy định chung của Luật NSNN (Rà soát, đánh giá cụ thể từng quy định, trong đó nêu rõ mặt được và khó khăn, vướng mắc), gồm:

- Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ.

- Về hệ thống NSNN, các cấp NSNN (NSTW; NSĐP, tỉnh, huyện, xã): Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống NSNN hiện hành trong quản lý tài chính - NSNN; trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương; trong thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực và xử lý các nội dung có tính chất vùng, liên vùng;...

- Về phạm vi NSNN (thu, chi NSNN, xác định nguồn thu để lại cho các đơn vị,...); phân định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (các nhiệm vụ mua sắm; sửa chữa lớn; ứng dụng CNTT;...).

- Về nguyên tắc: cân đối NSNN (Trung ương - Địa phương); quản lý NSNN; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách, thời kỳ ổn định ngân sách.

- Quy định về dự phòng ngân sách, Quỹ dự trữ tài chính.

- Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách; kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách.

2. Đánh giá các quy định của Luật NSNN về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN (Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, các nội dung còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, giữa Trung ương và địa phương trong quy định của Luật NSNN và của Luật NSNN với các Luật khác; giữa quản lý ngành, lĩnh vực và quản lý vùng, lãnh thổ; giữa các khâu trong quy trình ngân sách ...).

3. Đánh giá kết quả phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN giữa NSTW với NSĐP; giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương (Rà soát, đánh giá cụ thể về căn cứ và tính phù hợp với thực tế trong việc quy định thời kỳ ổn định ngân sách, về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; phương thức xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP và giữa các cấp ngân sách ở địa phương);... các bất cập và nguyên nhân đối với từng vấn đề. Ngoài ra, đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường, đánh giá thuận lợi, khó khăn, bất cập gì và đề xuất hướng khắc phục. Đối với các địa phương được thực hiện cơ chế tài chính đặc thù, đánh giá theo các cơ chế chính sách được thực hiện).

4. Đánh giá công tác lập, quyết định, phân bổ NSNN hằng năm (Rà soát, đánh giá từng nội dung cụ thể), gồm:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ