Quy tắc hành động của Cán bộ thi hành pháp luật 1979
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 17/12/1979 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Liên hợp quốc |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
CÁC QUY TẮC HÀNH ĐỘNG CỦA CÁN BỘ THI HÀNH PHÁP LUẬT, 1979
(Được thông qua bởi Nghị quyết số 34/169 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 17/12/1979).
Ðiều 1.
Các cán bộ thi hành pháp luật phải luôn luôn hoàn thành nhịêm vụ được pháp luật quy định bằng cách phục vụ cộng đồng và bảo vệ tất cả mọi người chống lại những hành vi bất hợp pháp, theo đúng mức độ trách nhiệm cao mà nghề nghiệp của họ đòi hỏi.
Diễn giải
1. Thuật ngữ “các cán bộ thi hành pháp luật” gồm tất cả những cán bộ pháp luật được bổ nhiệm hay được bầu, thực hiện quyền lực cảnh sát, đặc biệt là các quyền bắt hay giam giữ;
2. Ở những quốc gia mà quyền lực cảnh sát được thực hiện bởi quân nhân, dù mặc quân phục hay không, hoặc bởi các lực lượng an ninh quốc gia, định nghĩa “các cán bộ thi hành pháp luật” phải được coi là gồm tất cả những cán bộ đó;
3. Sự phục vụ cộng đồng bao gồm đặc biệt là việc thực hiện các dịch vụ trợ giúp các thành viên của cộng đồng, những người mà vì lý do cá nhân, kinh tế, xã hội hay những trường hợp cấp thiết khác cần sự trợ giúp ngay lập tức.
4. Ðiều khoản này không chỉ áp dụng cho tất cả các hành động gây hại, cướp bóc và bạo lực mà còn mở rộng đến những điều cấm theo các quy định hình sự. Nó còn mở rộng đến hành vi của những người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Ðiều 2.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các cán bộ thi hành pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và duy trì, nêu cao quyền con người của tất cả mọi người.
Diễn giải
1. Các quyền con người nói ở đây được pháp luật quốc gia và quốc tế công nhận và bảo vệ. Trong số những văn kiện quốc tế liên quan có Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Tuyên bố về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước quốc tế về trấn áp và trừng trị tội ác A-pác-thai, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự.
2. Những dẫn giải của quốc gia đối với điều khoản này phải nêu rõ các quy định quốc gia hoặc khu vực đã công nhận và bảo vệ những quyền này.
Ðiều 3.
Các cán bộ thi hành pháp luật có thể sử dụng vũ lực chỉ khi thật cần thiết và trong phạm vi đòi hỏi nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình.
Diễn giải
1. Ðiều khoản này nhấn mạnh rằng các cán bộ thi hành pháp luật chỉ sử dụng vũ lực trong những trường hợp ngoại lệ. Mặc dù điều khoản này hàm ý rằng các cán bộ thi hành pháp luật có thể được phép sử dụng vũ lực khi thật cần thiết trong những trường hợp để ngăn ngừa tội phạm, bắt giữ hoặc hỗ trợ việc bắt giữ theo đúng pháp luật người phạm tội hoặc nghi phạm, nhưng không được dùng vũ lực vượt quá phạm vi cần thiết;
2. Luật pháp quốc gia thường hạn chế việc sử dụng vũ lực của các cán bộ thi hành pháp luật theo nguyên tắc tương xứng. Phải hiểu rằng, những nguyên tắc quốc gia về sự tương xứng như vậy phải được tôn trọng khi giải thích điều khoản này. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không được hiểu là điều khoản này cho phép sử dụng vũ lực không tương xứng với mục tiêu chính đáng cần đạt được;
3. Việc sử dụng súng được coi là một biện pháp cực đoan. Cần phải nỗ lực nhằm loại trừ việc sử dụng súng, đặc biệt là chống lại trẻ em. Nói chung, không nên sử dụng súng trừ khi người bị tình nghi phạm tội sử dụng súng để chống lại hoặc đe dọa tính mạng của người khác và những biện pháp ít cực đoan hơn lại không đủ để ngăn chặn hoặc bắt giữ kẻ bị tình nghi phạm tội. Trong mọi trường hợp nổ súng, phải báo cáo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền.
Ðiều 4.
Những vấn đề bảo mật mà các cán bộ thi hành pháp luật nắm được phải được giữ bí mật, trừ khi việc thực hiện nhiệm vụ hoặc công lý yêu cầu khác.
Diễn giải
Do tính chất nhiệm vụ của mình, các cán bộ thi hành pháp luật có thể có những thông tin liên quan đến cuộc sống riêng tư hoặc có thể gây hại cho lợi ích và đặc biệt là uy tín của người khác. Cần phải rất thận trọng trong việc bảo vệ và sử dụng những thông tin như vậy, và những thông tin đó chỉ được tiết lộ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc phục vụ yêu cầu của công lý. Việc tiết lộ những thông tin như vậy cho các mục đích khác là hoàn toàn sai trái.
Ðiều 5.
Không một cán bộ thi hành pháp luật nào được gây ra, xúi giục hay dung thứ cho bất kỳ một hành động tra tấn hay trừng phạt hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Các cán bộ thi hành pháp luật cũng không được viện dẫn những mệnh lệnh cấp trên hay những hoàn cảnh ngoại lệ như là tình trạng chiến tranh hay nguy cơ chiến tranh, mối đe dọa an ninh quốc gia, sự bất ổn chính trị trong nước hay bất kỳ một trường hợp khẩn cấp nào khác để biện minh cho việc tra tấn hay trừng phạt hoặc cách đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.
Diễn giải
1. Điều cấm này bắt nguồn từ Tuyên bố về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm do Ðại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua, theo đó:
“(Một hành động như vậy) là hành vi vi phạm nhân phẩm và phải bị lên án như là sự phủ nhận những mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc và sự vi phạm các quyền và tự do cơ bản của con người được nêu ra trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người (và những văn kiện quốc tế khác về quyền con người).
2. Tuyên bố định nghĩa tra tấn như sau: