Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 18/12/1990
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Liên hợp quốc
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ VÀ CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH HỌ, 1990

(Được thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc)

LỜI NÓI ĐẦU

Các Quốc gia thành viên của Công ước này

Xem xét những nguyên tắc được nêu trong những văn kiện cơ bản của Liên Hợp Quốc về quyền con người, đặc biệt là Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và Công ước về quyền trẻ em.

Cũng xem xét những nguyên tắc và tiêu chuẩn được đề ra trong những văn kiện liên quan được soạn thảo trong khuôn khổ hoạt động của Tổ chức Lao động quốc tế, đặc biệt là Công ước về Lao động di trú (số 97), Công ước về Người di trú trong môi trường bị lạm dụng và việc thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội và trong đối xử với người lao động di trú (số 143); Khuyến nghị về nhập cư lao động (số 86); Khuyến nghị về người lao động di trú (số 151); Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc (số 29); Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (số 105).

Khẳng định lại tầm quan trọng của các nguyên tắc trong Công ước chống phân biệt đối xử về giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc,

Nhắc lại Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; Tuyên bố của Đại hội lần thứ IV của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và đối xử với người phạm tội; Bộ nguyên tắc áp dụng đối với các quan chức thi hành pháp luật, và các Công ước về nô lệ;

Nhắc lại rằng một trong những mục tiêu của Tổ chức Lao động quốc tế, như đã nêu trong Hiến chương của tổ chức này, là bảo vệ lợi ích của người lao động khi được tuyển dụng làm việc ở nước ngoài, và ghi nhớ ý kiến chuyên môn và kinh nghiệm của tổ chức đó trong các vấn đề liên quan đến người lao động di trú và các thành viên gia đình họ;

Thừa nhận tầm quan trọng của những công việc đã được thực hiện liên quan đến người lao động di trú và các thành viên gia đình họ tại các tổ chức khác nhau của Liên Hợp Quốc, cụ thể là Ủy ban Quyền con người và Ủy ban vì sự phát triển xã hội, và Tổ chức Nông - Lương của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới, cũng như tại các tổ chức quốc tế khác;

Cũng thừa nhận sự tiến bộ đạt được bởi một số quốc gia trên cơ sở khu vực hoặc song phương trong việc bảo vệ các quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, cũng như tầm quan trọng và tính hữu ích của các hiệp định song và đa phương trong lĩnh vực này;

Nhận thấy tầm quan trọng và mức độ của hiện tượng nhập cư có liên quan tới hàng triệu người và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong cộng đồng quốc tế;

Nhận thức về tác động của những làn sóng người lao động di trú đối với các quốc gia và dân tộc liên quan, và mong muốn thiết lập những tiêu chuẩn nhằm đóng góp vào việc làm hài hòa thái độ của các nước qua việc chấp nhận những nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc đối xử với người lao động di trú và các thành viên gia đình họ;

Xem xét tình trạng dễ bị tổn thương mà người lao động di trú và các thành viên gia đình thường gặp phải do rời xa tổ quốc mình và đối mặt với những khó khăn nảy sinh tại quốc gia nơi họ làm việc, trong số nhiều nguyên nhân khác.

Tin rằng các quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ không được thừa nhận đầy đủ ở mọi nơi, do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế thích hợp trong vấn đề này;

Xem xét thực tế rằng việc di trú thường là nguyên nhân của nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các thành viên gia đình của người lao động di trú cũng như đối với chính người lao động di trú, cụ thể là do phải sống xa nhau;

Ghi nhớ rằng những vấn đề con người liên quan đến di trú thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong trường hợp nhập cư trái phép, và do vậy tin rằng cần phải khuyến khích những biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc di cư bí mật và đưa người lao động di cư bất hợp pháp, trong khi vẫn bảo đảm việc bảo vệ các quyền con người cơ bản của họ;

­Xét rằng người lao động không có giấy tờ hoặc ở trong tình trạng bất hợp pháp thường được tuyển dụng trong các môi trường làm việc kém thuận lợi hơn so với những người lao động khác, và rằng một số người sử dụng lao động xem đây là cơ hội để tìm kiếm những lao động đó nhằm thu lợi từ cạnh tranh không lành mạnh;

Cũng xét rằng việc tuyển dụng người lao động di trú ở trong tình trạng bất hợp pháp sẽ bị hạn chế nếu như các quyền con người cơ bản của tất cả người lao động di trú được thừa nhận rộng rãi hơn, và hơn nữa việc dành thêm một số quyền cho người lao động di trú hợp pháp và các thành viên gia đình họ sẽ khích lệ mọi người lao động di trú và người sử dụng lao động tôn trọng và chấp hành pháp luật cũng như các thủ tục do các quốc gia liên quan thiết lập.

Do vậy tin tưởng vào nhu cầu cần có sự bảo vệ quốc tế các quyền của mọi người lao động di trú và thành viên gia đình họ, khẳng định lại và thiết lập những tiêu chuẩn cơ bản trong một Công ước toàn diện mà có thể được áp dụng trên toàn thế giới.

Đã thỏa thuận như sau:

PHẦN I: PHẠM VI VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA

Điều 1.

Công ước này được áp dụng, trừ khi được quy định khác sau đó, đối với mọi người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, không có bất kỳ sự phân biệt nào như giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, độ tuổi, địa vị kinh tế, tài sản, tình trạng hôn nhân, thành phần xuất thân và các địa vị khác.

Công ước này sẽ áp dụng trong toàn bộ quá trình di trú của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ. Quá trình đó bao gồm việc chuẩn bị di trú, ra đi, quá cảnh và toàn bộ thời gian ở và làm công việc có hưởng lương tại quốc gia có việc làm cũng như việc quay trở về quốc gia xuất xứ hoặc quốc gia thường trú.

Điều 2.

Trong Công ước này:

1. Thuật ngữ “người lao động di trú” để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân.

2. a. Thuật ngữ “nhân công vùng biên” để chỉ một người lao động di trú vẫn thường trú tại một nước láng giềng nơi họ thường trở về hàng ngày hoặc ít nhất mỗi tuần một lần;

b. Thuật ngữ “nhân công theo mùa” để chỉ một người lao động di trú làm những công việc có tính chất mùa vụ và chỉ làm một thời gian nhất định trong năm;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ