Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Công ước Hague về chứng cứ

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 18/03/1970
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Công ước
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

CÔNG ƯỚC HAGUE VỀ CHỨNG CỨ 1

CÁC NƯỚC THAM GIA KÍ KẾT CÔNG ƯỚC NÀY,

MONG MUỐN tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và thực hiện Thư Yêu cầu và thúc đẩy tìm ra các biện pháp khác nhau nhằm sử dụng cho mục đích này,

MONG MUỐN nâng cao hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế về các vấn đề dân sự và thương mại. Đã quyết định việc kí Công ước và đã thống nhất về những điều khoản dưới đây:

CHƯƠNG I

THƯ YÊU CẦU

Điều 1

Về các vấn đề dân sự hoặc thương mại, cơ quan tư pháp của một nước kí kết có thể, phù hợp với quy định của pháp luật của nước đó, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước kí kết khác, thông qua Thư yêu cầu để thu thập chứng cứ hoặc thực hiện một số hành vi mang tính tư pháp khác.

Một bức Thư bình thường sẽ không được sử dụng để thu thập chứng cứ mà không có ý định sử dụng trong thủ tục tố tụng, đã được bắt đầu hay sẽ được thực hiện.

Cụm từ "hành vi mang tính tư pháp khác" không bao gồm việc tống đạt giấy tờ hoặc quy trình qua đó bản án, lệnh được thực thi hoặc quy trình đối với việc thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc mang tính bảo vệ.

Điều 2

Nước kí kết sẽ chỉ định một Cơ quan có thẩm quyền Trung ương thực hiện việc tiếp nhận Thư yêu cầu từ cơ quan tư pháp của một nước kí kết khác và chuyển Thư yêu cầu đó đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện. Mỗi nước sẽ tổ chức Cơ quan Thẩm quyền Trung ương đó phù hợp với quy định của pháp luật nước đó.

Thư yêu cầu phải được gửi tới Cơ quan Trung ương của nước thi hành chứ không được chuyển qua bất kì một cơ quan có thẩm quyền khác của nước đó.

Điều 3

Thư yêu cầu phải chỉ rõ

a) cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thi hành và cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu thi hành Thư yêu cầu đó, nếu cơ quan yêu cầu biết;

b) tên và địa chỉ của các bên tham gia vào quá trình tố tụng và đại diện của các bên, nếu có;

c) bản chất tố tụng qua đó chứng cứ được yêu cầu, cung cấp tất cả những thông tin có liên quan;

d) Chứng cứ cần được thu thập hoặc hành vi tư pháp khác cần được thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, Thư yêu cầu phải chỉ rõ, bên cạnh những thông tin khác:

e) tên và địa chỉ của những người cần được thẩm tra;

f) những câu hỏi cần đặt đối với người bị thẩm tra hoặc tuyên bố về vấn đề chính yếu mà liên quan tới nó những người đó sẽ bị thẩm tra;

g) tài liệu hoặc tài sản khác, thực tế hoặc cá nhân, cần phải được thanh tra;

h) bất kì một yêu cầu nào đối với chứng cứ đó phải được cung cấp trên cơ sở tuyên thệ hoặc khẳng định, và bất kì hình thức đặc biệt nào khác cần được sử dụng;

i) bất kì một biện pháp hoặc thủ tục đặc biệt nào cần tuân theo Điều 9.

Thư Yêu cầu cũng có thể đề cập đến bất kì một thông tin nào cần thiết cho việc áp dụng Điều 11.

Không yêu cầu việc hợp pháp hóa hoặc các thủ tục tương tự nào khác.

Điều 4

Ngôn ngữ của Thư yêu cầu phải là ngôn ngữ của nước được yêu cầu để thi hành thư đó hoặc được gửi kèm với bản dịch sang ngôn ngữ của nước đó.

Tuy nhiên, Nước kí kết phải chấp nhận Thư yêu cầu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, hoặc bản dịch sang một trong 2 ngôn ngữ đó, ngoại trừ nước đó đã bảo lưu theo Điều 33.

Nước kí kết có nhiều hơn một ngôn ngữ chính thức và không thể chấp nhận thư viết bằng một trong những ngôn ngữ này trên toàn bộ lãnh thổ vì những lí do của quy định pháp luật trong nước, thông qua tuyên bố, sẽ chỉ rõ ngôn ngữ theo đó Thư yêu cầu hoặc bản dịch sẽ được thi hành tại những địa điểm cụ thể trên lãnh thổ của nước đó. Trong trường hợp không tuân theo tuyên bố này mà không có lí do hợp lí, chi phí dịch sang ngôn ngữ của nước được yêu cầu sẽ phải do nước gốc chịu.

[...]