Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chương trình hành động 03/CTHĐ-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 03/CTHĐ-UBND
Ngày ban hành 01/07/2016
Ngày có hiệu lực 01/07/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CTHĐ-UBND

Thái Bình, ngày 01 tháng 07 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Chương trình hành động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC

1. Mục đích

- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX; xác định rõ việc lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, nâng cao nhận thức của các các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, từ đó làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao với phương châm phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp ổn định, phát triển.1

- Xác định rõ nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện Chương trình hành động theo sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, toàn diện của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và của toàn dân. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, của từng ngành, địa phương, đơn vị; lấy mục tiêu phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lên hàng đầu.

3. Nguyên tắc

- Đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

- Điều kiện kinh doanh được quy định rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sm loại bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

II. NỘI DUNG

1. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện nhóm các giải pháp về cải cách hành chính trong Đán cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo tại Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng.

- Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; đề cao tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp. Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ; tăng cường thanh tra công vụ, kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hsơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp.

2. Tạo dựng môi trường thuận lợi để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

- Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

- Tiếp tục thc hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1608/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Quyết định số 2324/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình; rà soát, lựa chọn và bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm, thái độ ý thức phục vụ tốt doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định tạm thời về quản lý, sử dụng đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh để tiếp thu, xử lý những thông tin của đại diện tổ chức, cá nhân phản ánh về vấn đề có liên quan đến tỉnh Thái Bình.

Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thiết lập đường dây nóng để tiếp thu, xử lý những thông tin của đại diện tổ chức, cá nhân phản ánh về vấn đề liên quan đến các sở, ban, ngành, huyện, thành phố theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 13/5/2016.

- Tinh giản các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, thuế .v.v. để có thể rút ngắn ít nhất 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và cắt giảm ít nhất 10% số lượng thủ tục hành chính so với quy định hiện hành. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các mô hình giải quyết các thủ tục hành chính có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.

- Khuyến khích, định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, hạn chế đầu tư ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư nhưng có chọn lọc theo chủ trương phát triển của tỉnh và đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển bền vững. Tiếp tục quy hoạch chi tiết một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

[...]