Kế hoạch 8560/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 8560/KH-UBND
Ngày ban hành 21/12/2022
Ngày có hiệu lực 21/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8560/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 21-CTR/TU NGÀY 31/10/2022 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16/6/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thực hiện Chương trình số 21-CTr/TU ngày 31/10/2022 của Tỉnh ủy Quảng Nam thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, triển khai và cụ thể những nội dung Chương trình số 21-CTr/TU ngày 31/10/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân để đưa chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể vào cuộc sống.

- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các ngành, các cấp, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tăng cường sự giám sát của Nhân dân.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành đảm bảo tính chủ động phối hợp, triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế gắn với kiểm tra, đánh giá theo định kỳ việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; nâng cao năng lực, hiệu quả và phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2030

- Thành lập mới khoảng từ 450 - 600 tổ hợp tác, 300 - 400 hợp tác xã, 07 liên hiệp hợp tác xã. Các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới hoạt động ổn định, hiệu quả.

- Doanh thu bình quân của hợp tác xã tăng khoảng 5% - 6%/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã tăng khoảng 3% - 5%/năm; lãi bình quân của hợp tác xã tăng khoảng 3% - 5%/năm.

- Đảm bảo khoảng 60% - 70% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động đạt loại khá, tốt; trong đó, có khoảng 50% tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.

- Khoảng 30% hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ, định hướng các hợp tác xã hoạt động trung bình có khả năng củng cố, phát triển để đạt tiêu chí hợp tác xã hoạt động tốt, khá; đồng thời, xử lý giải thể các hợp tác xã yếu kém, ngừng hoạt động lâu ngày.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2045

- Phấn đấu tăng dần số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và nâng cao tỷ lệ người dân tham gia tổ chức kinh tế tập thể; đồng thời, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động.

- Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, phấn đấu có nhiều tổ chức kinh tế tập thể có chất lượng hoạt động cao; trong đó, có nhiều tổ chức kinh tế tập thể hoạt động nổi trội và hướng đến nằm trong bảng xếp hạng cao của cả nước.

- Bảo đảm khoảng 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động đạt loại tốt, khá; trong đó, có khoảng 70% tham gia liên kết sản xuất theo các chuỗi liên kết.

- Các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý.

- Phát huy vai trò của tổ chức kinh tế tập thể trong giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên, người lao động.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

[...]