Chương trình 431/CTPH-TANDTC-TLĐLĐVN năm 2016 phối hợp công tác giữa Tòa án nhân dân tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Số hiệu | 431/CTPH-TANDTC-TLĐLĐVN |
Ngày ban hành | 30/03/2016 |
Ngày có hiệu lực | 30/03/2016 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân tối cao,Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký | Đặng Ngọc Tùng,Trương Hòa Bình |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 431/CTPH-TANDTC-TLĐLĐVN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2016 |
CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC
GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH2013 năm 2014;
Căn cứ Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014;
Để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Tòa án nhân dân tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất ban hành Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Chương trình phối hợp công tác quy định việc phối hợp công tác giữa Tòa án nhân dân tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhằm mục đích: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham gia xây dựng pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội; trao đổi và cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm; về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; công tác bồi dưỡng, tập huấn giữa hai bên.
2. Đối tượng áp dụng
Tòa án nhân dân tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện nghiêm túc Chương trình phối hợp công tác này.
3. Nguyên tắc phối hợp
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động, thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ; đảm bảo chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham gia xây dựng văn bản pháp luật các lĩnh vực: lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động...; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tham gia xây dựng và tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật... đáp ứng yêu cầu về công tác pháp luật trong tổ chức Công đoàn.
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các Tòa án nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động Công đoàn; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn tại các Tòa án nhân dân.
- Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức.
- Định kỳ đánh giá sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 Tòa án nhân dân tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường phối hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Phối hợp tham gia xây dựng văn bản pháp luật
a) Khi tham gia xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên công đoàn và các văn bản pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án nhân dân, hai bên phối hợp, trao đổi thông tin, đảm bảo ý kiến tham gia của mỗi bên có cơ sở pháp luật, phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi.
b) Các Tòa án nhân dân phối hợp, hỗ trợ, phản biện, giúp tổ chức Công đoàn xây dựng các văn bản hướng dẫn quyền và nghĩa vụ của tổ chức Công đoàn trong việc khởi kiện các vụ, việc về pháp luật: lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động.
c) Tòa án nhân dân tối cao phối hợp, hướng dẫn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng trình tự, thủ tục trong vụ án lao động.
2. Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin
a) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cung cấp các thông tin, bao gồm:
- Tình hình quan hệ lao động và việc chấp hành các quy định của pháp luật về: lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động.
- Tình hình tranh chấp lao động, đình công.