Hướng dẫn 983/HD-TLĐ năm 2015 về quy trình kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành và chức danh Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Số hiệu 983/HD-TLĐ
Ngày ban hành 26/06/2015
Ngày có hiệu lực 26/06/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Trần Văn Lý
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 983/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỆN TOÀN NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH VÀ CÁC CHỨC DANH BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Căn cứ Hướng dẫn số 398/HD-TLĐ ngày 28/3/2012 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công tác nhân sự Ban Chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam,

Đbảo đảm thống nhất nguyên tắc, quy trình, thủ tục kiện toàn, bổ sung nhân sự công nhận chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, Chủ tịch, Phó Chtịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ 2013 - 2018, Đoàn Chtịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) hướng dẫn các nội dung liên quan, cụ thể như sau:

I. ĐỐI VỚI CHỨC DANH ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH, ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ:

Bước 1: Khi khuyết ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ hoặc cần bầu bổ sung ủy viên ban chp hành, ủy viên ban thường vụ vượt quá số lượng đã được đại hội thông qua thì ban thường vụ xem xét dự kiến cơ cấu, slượng và nhân sự cụ thể đề nghị bng văn bản gửi Tổng Liên đoàn (đề nghị kèm theo danh sách trích ngang lý lịch nhân sự theo mẫu M1).

Bước 2: Căn cứ văn bản đồng ý của Tổng Liên đoàn, ban thường vụ tiến hành:

- Tổ chức hội nghị ban chấp hành lấy phiếu tín nhiệm:

+ Đối tượng lấy phiếu gồm: y viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (Có biên bản kiểm phiếu).

+ Hình thức bỏ phiếu giới thiệu nhân sự bng phiếu kín. Nhân sự dự kiến được in trong phiếu xếp thứ tự ABC theo tên, ghi rõ ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác. Phiếu có 2 cột: đồng ý và không đồng ý. Phiếu có đóng dấu treo của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Người tham gia bphiếu đánh dấu (x) vào ô lựa chọn. Ngoài ra, phiếu có chỗ để người tham gia ghi ý kiến khác giới thiệu nhân sự khác ngoài danh sách dự kiến. Phiếu không nhất thiết phải ký tên. Khi thu phiếu, kiểm phiếu phải lập biên bản trong đó kê rõ slượng phiếu phát ra, số lượng phiếu thu về và lưu giữ theo chế độ tài liệu mật.

- Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm (phiếu tín nhiệm phải đạt kết quả trên 50% trở lên), ban thường vụ xem xét lựa chọn nhân sự và thống nht nhân sự giới thiệu để bầu. (Có biên bản).

- Lấy ý kiến cấp ủy tại nơi công tác của người được giới thiệu. Đối với những nơi không có cấp ủy thì lấy ý kiến cấp ủy cp trên trực tiếp hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (có công văn giới thiệu).

Bước 3: Trình tự bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ:

- Công bố văn bản của Tổng Liên đoàn đồng ý bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ.

- Tiến hành bầu cử theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Bước 4: Báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn công nhận kết quả bầu cử, gồm:

- Tờ trình đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung ban chấp hành, ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Biên bản kiểm phiếu bầu cử.

- Biên bản hội nghị ban chấp hành.

- Danh sách trích ngang lý lịch nhân sự đề nghị công nhận theo mẫu M1.

II. ĐỐI VỚI CHỨC DANH CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH:

Bước 1: Khi khuyết chức danh Chtịch, Phó Chtịch hoặc căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cần bổ sung chức danh Phó Chủ tịch, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Ban Thường vụ Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn báo cáo bằng văn bản xin ý kiến Tỉnh, Thành ủy; Ban cán sự Đảng bộ, Đảng ủy Tập đoàn về chủ trương đồng ý kiện toàn hoặc bổ sung chức danh khuyết và đnghị bằng văn bản gửi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xin chủ trương kiện toàn hoặc bổ sung.

Bước 2: Sau khi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có văn bản đồng ý về chủ trương, các đơn vị tiến hành các bước giới thiệu như sau:

1. Đối với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tng Liên đoàn:

* Tổ chức hội nghị ban thường vụ đgiới thiệu, đề xuất phương án nhân sự trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét đánh giá cán bộ hằng năm (Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu đột xuất, đối với cán bộ chưa kịp bổ sung vào quy hoạch hoặc do tình hình thực tế của đơn vị giới thiệu nhân sự từ nơi khác, nhưng thực sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm cao, có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì có thể đưa vào phương án nhân sự để xem xét giới thiệu). Ban thường vụ thảo luận, nhận xét, đánh giá, lựa chọn nhân sự và thống nhất phương án nhân sự để đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Nhu cu kiện toàn hoặc bổ sung một chức danh có thể lựa chọn giới thiệu một người hoặc nhiều người.

- Nội dung hội nghị lấy phiếu tín nhiệm:

+ Trao đổi, thảo luận về yêu cầu kiện toàn, bổ sung, tiêu chuẩn cán bộ.

[...]