Chương trình 43/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017

Số hiệu 43/CTr-UBND
Ngày ban hành 24/02/2017
Ngày có hiệu lực 24/02/2017
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
HÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/CTr-UBND

Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT, KẾT LUẬN CỦA TRUNG ƯƠNG, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND THÀNH PHỐ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

Năm 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm then chốt trong việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, năm đầu thực hiện các Nghị quyết và chủ trương lớn được Trung ương, Quc hội và Chính phủ thông qua:

- Hội nghị Trung ương IV (khóa XII) ban hành Nghị quyết s 05-NQ/TW v“Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nn kinh tế”, Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” và Kết luận số 09-KL/TW về “Tình hình kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2017”. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Quốc hội ban hành các nghị quyết: số 23/2016/QH14 ngày 07/11/2016 vkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020; 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; số 29/2016/QH14 ngày 14/11/2016 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017.

- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình hành đng số 16-CTr/TU ngày 30/12/2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW và Nghị quyết 06-NQ/TW về “Một schủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao cht lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nn kinh tế”; “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” và Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 30/12/2016 thực hiện kết lun số 09-KL/TW về “Phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2017”.

HĐND thành phố Hà Nội ban hành các nghị quyết: số 10/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; số 12/2016/NQ- HĐND ngày 06/12/2016 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2017; s18/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng đim và danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội;

Mục tiêu tổng quát phát kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2017 đã được thông qua là: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Thực hiện tốt an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Đy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế. Làm tt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, đô thị, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đi ngoại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thực hành tiết kiệm, chng lãng phí; phòng, chống tham nhũng. Thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”.

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH năm 2017 là: (1) Tốc độ tăng GRDP: 8,5-9,0%; (2) GRDP bình quân đầu người: 86-88 triệu đồng; (3) Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 11-12%; (4) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu: 4-­5%; (5) Giảm tỷ suất sinh thô số với năm trước: 0,1 %o; (6) Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên số với năm trước: 0,1%; (7) Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng số với năm trước: 0,2%; (8) số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 24; (9) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 82,8%; (10) Giảm tỷ lệ hộ nghèo số với năm trước: 0,6%; (11) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: <4%; (12) Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 59,5%; (13) số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 80; (14) Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa": 86,5%; (15) Tỷ lệ làng (thôn, bản) được công nhận danh hiệu "Làng (thôn, bản) văn hóa": 60%; (16) Tỷ lệ tổ dân phố (cụm dân cư, khối phố, khu phố) được công nhận danh hiệu "Tổ dân phố (cụm dân cư, khối phố, khu phố) văn hóa: 70,5%; (17) Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch: khu vực đô thị: 100%, khu vực nông thôn: 40%; (18) Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: khu vực đô thị: 98%, khu vực nông thôn: 88%; (19) Tỷ lệ cụm công nghiệp (CCN) có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: CCN xây mới 100%, CCN đã đi vào hoạt động: 55,8%; (20) Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM) tăng thêm: 22 (phụ lục 1 đính kèm).

Đthực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và của Thành ủy, HĐND Thành phố về nhiệm vụ phát triển KT-XH, dự toán thu chi ngân sách năm 2017, UBND Thành phố ban hành Chương trình hành động với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt nội dung các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ nêu ở trên, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điu hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và các nghị quyết của HĐND Thành phố số: 10/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 và 12/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 về nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán thu chi ngân sách năm 2017; số 18/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm và danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội tới các ngành, các cấp và đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Cụ thể hóa và phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điu hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 của Chính phủ và HĐND Thành phố thành các giải pháp chỉ đạo điều hành cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 của Thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của cả nước.

3. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ và theo yêu cầu của UBND Thành phố.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thúc đẩy sản xuất kinh doanh

1.1 Thực hiện các giải pháp điều hành ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ

a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã:

- Thực hiện tốt các chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan Trung ương trên địa bàn. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn.

- Thực hiện tốt các giải pháp thanh tra, kiểm tra, quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan, các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN, Luật phí, lệ phí, các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HĐND Thành phố.

- Quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với các trường hợp có rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính tđất đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đã đra tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ và Kế hoạch của Thành phố: rà soát quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực; rà soát để ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí. Từng bước chuyn phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng, giảm dần mức hỗ trợ từ NSNN để có nguồn tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách để được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu.

c) Kho bạc Nhà nước Hà Nội phối hợp với Sở Tài chính và các sở ngành liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN; Quản lý, điều hành chi NSNN theo đúng dự toán được giao; kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, thanh toán, tạm ứng kế hoạch vốn xây dựng cơ bản, vốn giải phóng mặt bng của các dự án, không để tình trạng tạm ứng kéo dài khi chưa có khối lượng thực hiện, tạm ứng để bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng không chi trả, tránh để tình trạng các dự án có số dư tạm ứng theo chế độ, chưa thu hồi, chưa quyết toán đề nghị chuyển nguồn sang năm sau, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ, chứng từ các khoản đã thực hiện chi trả cho các đối tượng được nhận bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thu hồi tạm ứng theo quy định.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn, nhất là các dự án hết thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật đất đai năm 2013, hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai, chuyn cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và đôn đốc, thu nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu từ đất đai vào NSNN.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ