Chương trình 44/CTr-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 100/NQ-CP về Chương trình hành động nhiệm kỳ 2016-2021 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 44/CTr-UBND
Ngày ban hành 24/02/2017
Ngày có hiệu lực 24/02/2017
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/CTr-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 100/NQ-CP NGÀY 18/11/2016 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2016-2021

Thực hiện Nghị quyết 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, UBND thành phố Hà Nội xây dựng chương trình hành động với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và Nghị quyết 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2021 của thành phố Hà Nội.

- Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đc việc trin khai, tổ chức thực hiện.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng và chống tham nhũng

Thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nguồn nhân lực tham gia công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng phong cách làm việc của bộ máy chính quyn các cấp theo hướng phục vụ, thân thiện, chuyên nghiệp và tạo điều kiện ti đa. Xác lập một môi trường đầu tư thân thiện, bình đẳng và có tính cạnh tranh cao.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, theo phương châm 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả” và “một việc một đu mối xuyên suốt”.

Xây dựng Chính quyền điện tử, đảm bảo trên 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức 3 và mức 4; 100% văn bản giao dịch giữa các cơ quan nhà nước thực hiện trên môi trường mạng (trừ các văn bản không chuyển qua mạng theo quy định), ứng dụng chữ ký số chuyên dùng. Phấn đấu đưa vị trí xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI trong nhóm 10 địa phương dẫn đu cả nước.

Hoàn thiện quy trình liên thông về đầu tư theo các luật mới ban hành. Rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh, thời gian tiếp cận điện năng, thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội, thời gian cấp phép xây dựng, đăng ký quyn sở hữu và sử dụng tài sản. Phát triển mạnh đại lý thuế và dịch vụ kế toán.

Rà soát, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách đặc thù theo Luật Thủ đô. Đẩy mạnh phân cấp quản lý theo hướng tạo chủ động cho các cấp, các ngành, các địa phương. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về thị trường, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về bảo vệ môi trường, môi sinh.

Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp liêm chính, phục vụ nhân dân. Triển khai có hiệu quả các chương trình hành động của Thành phố về thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế

a) Đổi mới mô hình tăng trưởng

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng thời với việc phát huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của chính quyền nhà nước thông qua các chính sách kinh tế - xã hội cụ thể. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghip, phát huy vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội nghề nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh. Phát triển thị trường đất đai; bảo đảm ngun thu cho ngân sách kết hợp với yêu cầu thị trường hóa, công khai, minh bạch các giao dịch đất đai, loại bỏ cơ chế xin - cho cũng như sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai; xem xét đổi mới cơ chế xác định giá thu hi đất đsát với giá thị trường đối với các dự án giao đất không qua đấu giá.

Nghiên cứu, ban hành thực hiện cơ chế nhằm tích tụ, tập trung ruộng đất, cho thuê đất, tiếp tục dồn điền đổi thửa, tăng quy mô sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đất để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung quy mô lớn.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng suất lao động, chất lượng ngun nhân lực; đy mạnh đi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, thúc đy nghiên cứu và phát triển, nhập khẩu công nghệ mới; thực hiện phương thức quản lý, quản trị hiện đại.

Phát huy tiềm năng, lợi thế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; khuyến khích tinh thần doanh nhân, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tích cực thực hiện tái cơ cấu đầu tư công; rà soát, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; nghiên cứu đu giá các cơ sở, khu đất công sử dụng không hiệu quả bổ sung nguồn thu ngân sách đđầu tư phát triển. Rà soát quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, xác định địa đim và lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh áp dụng hình thức đầu tư theo các Hợp đồng đối tác Công - Tư. Thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, FDI. Tăng tỉ trọng thu nội địa; thực hiện các giải pháp chng thất thu ngân sách; cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, rà soát, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo không quá 50% tổng chi ngân sách Thành phố để dành nguồn cho chi đầu tư phát triển. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án trong quá trình đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Tập trung rà soát, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước.

Sử dụng hợp lý và hiệu quả vn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có ngun gốc ngân sách. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, từng bước giảm dn tỷ trọng cơ cấu đầu tư công trong đầu tư xã hội. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải gn với tái cơ cấu đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ các dự án, công trình khởi công mới, xác định rõ ngun vn, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Phát huy vai trò định hướng của đầu tư ngân sách nhà nước, là vốn mồi để thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội.

Phát huy và sử dụng nguồn nhân lực sẵn có; khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất, vốn đầu tư và các nguồn lực trong dân cư. Rà soát, đánh giá lại và sửa đi ngay các cơ chế, quy chế hỗ trợ sản xuất kinh doanh để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Phát triển các lĩnh vực dịch vụ

Tập trung phát triển mạnh các phân ngành, lĩnh vực có thế mạnh, nhất là các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; một sngành có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, như: dịch vụ hàng không, viễn thông, CNTT, khoa học công nghệ. Phát triển các điểm thông quan nội địa, các loại hình dịch vụ: tư vn, giáo dục đào tạo, y tế, đô thị, văn hóa, thông tin, ththao, việc làm. Xây dựng và đưa vào hoạt động 02 Trung tâm logistics. Tiếp tục phát triển hệ thống trung tâm thương mại, mạng lưới siêu thị, trung tâm bán buôn, các chợ đu mi theo hướng văn minh, hiện đại và theo quy hoạch; các làng nghề, phố nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao kết hp với phát triển du lịch.

Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững; đến năm 2020 đưa du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2020, Hà Nội đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình 8 - 10%/năm; Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình 15 - 17%/năm; Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60 - 65%. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến và phát triển thị trường: Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch ở các cấp, các ngành, tng lớp nhân dân; Xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước; Xây dựng trang thông tin điện tử du lịch Hà Nội, kết ni thông tin toàn cầu; Thực hiện tốt chương trình liên kết, hợp tác, kết nối tour du lịch ở trong nước và quốc tế;

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy hoạch, đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô;

[...]