Chương trình 20/CTr-UBND hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 20/CTr-UBND
Ngày ban hành 17/01/2024
Ngày có hiệu lực 17/01/2024
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 17 tháng 01 năm 2024

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2024 của Chính phủ, Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 01/12/2023 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,5%; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người 40 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.460 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 14.200 tỷ đồng; tăng 207 tiêu chí xã nông thôn mới; giảm tỷ lệ nghèo đa chiều trên 4%, tương đương giảm trên 7.820 hộ nghèo, cận nghèo và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra; phấn đấu nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII sẽ về đích trước một năm. Chủ động, tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVIII. Tập trung tổng kết các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.

2. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng, cải thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Hà Giang. Phát triển mạnh du lịch theo hướng bền vững; Kinh tế biên mậu (cửa khẩu, xuất nhập khẩu); Phát triển công nghiệp chế biến; Nâng cao giá trị sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao. Chú trọng phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quyết liệt, hiệu quả chuyển đổi số và Đề án 06/CP; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tích cực tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.

4. Triển khai đồng bộ, hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.

5. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, đường biên, mốc giới. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập và hợp tác phát triển.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém của năm 2023

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém của năm 2023, đề ra những giải pháp năm 2024 sát, cụ thể với điều kiện thực tế với từng ngành, địa phương, phân công lãnh đạo phụ trách từng nhiệm vụ cụ thể. Ban hành và triển khai các Kế hoạch chuyên đề ngay từ tháng đầu năm, đảm bảo chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ. Tập trung vào công tác thu ngân sách nhà nước; giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ và Đề án phát triển bền vững cây cam sành, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; bảo tồn và phát triển dược liệu; phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thông; đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thu hút đầu tư.

2. Công tác giao và triển khai thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; vốn đầu tư công và giải ngân vốn năm 2024

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:

- Tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng, giao và triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Chủ động nắm bắt cơ sở, kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải quyết tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 đã đề ra.

- Chủ động, phối hợp với Cục Thống kê, các Sở, ngành, đơn vị liên quan phân tích, đánh giá dự báo, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế và đề xuất các nhóm giải pháp đối với từng ngành, lĩnh vực, theo tháng, quý.

- Tham mưu UBND tỉnh giao hết kế hoạch vốn đầu tư công cho các chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện; hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, yêu cầu các chủ đầu tư cam kết giải ngân đối với từng nhóm dự án, nhất là các dự án ODA, dự án trọng điểm; theo dõi, nắm chắc tiến độ, đôn đốc các chủ đầu tư giải ngân các nguồn vốn ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, đường cao tốc và các chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức làm việc cụ thể với các chủ đầu tư, nhất là các Ban QLDA ĐTXD khối tỉnh, UBND các huyện, thành phố, kịp thời kiến nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đạt 100%. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư.

- Định kỳ hằng quý rà soát, tham mưu phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đối với các dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt; Huy động mọi nguồn lực giành cho đầu tư đường cao tốc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2024; kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng vốn đầu tư công theo quy định.

b) Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 cho các huyện, thành phố và các đơn vị dự toán khối tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí của các huyện, thành phố và đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Theo dõi phân bổ vốn và thực hiện vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung quyết toán các dự án hoàn thành.

c) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

- Triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh, hoàn thành công tác giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 cho các đơn vị. Tập trung thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao ngay từ những ngày đầu năm. Tổ chức giao và phân bổ chi tiết các nguồn vốn cho các đơn vị theo đúng quy định của pháp luật. Kịp thời tổng hợp, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh những kho khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

- Chủ động theo dõi, nắm bắt, cập nhật các số liệu thống kê về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến lĩnh vực ngành, địa phương quản lý đảm bảo chính xác, kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thống kê các cấp cập nhật, tính toán số liệu, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và phản ánh đúng thực tế của địa phương.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 12/9/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 17/8/2022 của UBND tỉnh triển khai Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, tập trung vào các nhiệm vụ như: Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, các hệ thống tổ chức tín dụng, các đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường,...

- Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2024. Đôn đốc các chủ đầu tư chủ động, triển khai kịp thời các thủ tục đầu tư và điều kiện để sẵn sàng triển khai các công việc, giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2024; nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, cam kết tiến độ giải ngân. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án đầu tư; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định; kiên quyết không đầu tư dàn trải, loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết. Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể, nhất là các dự án trọng điểm quy mô lớn, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên,.... Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

3. Triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 75/KH-UBND về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách và nhiệm vụ liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

b) Ban Quản lý công trình giao thông tập trung nhân lực, trang thiết bị, máy móc, đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Hà Giang; Báo cáo đề xuất tiếp tục đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn Tân Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang (đề xuất thực hiện đoạn từ Tân Quang đến thành phố Hà Giang).

c) Ban quản lý các công trình dân dụng và công nghiệp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành thi công, đưa vào sử dụng, quyết toán các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng y tế.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ