Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2007 về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu | 23/CT-UBND |
Ngày ban hành | 25/07/2007 |
Ngày có hiệu lực | 25/07/2007 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Nguyễn Văn Lợi |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND |
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 07 năm 2007 |
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM KIỀM CHẾ TNGT VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG
Thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông; của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Văn bản số 247/ UBATGTQG ngày 09/7/2007 về tăng cường biện pháp cấp bách ngăn chặn tai nạn giao thông do xe khách gây ra; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Thanh Hóa
- Chịu trách nhiệm thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế, tiến tới làm giảm TNGT, không để xảy ra ùn tắc giao thông, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu giảm số người chết do tai nạn giao thông theo Công văn số 15/ATGT ngày 09/4/ 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn giải toả dứt điểm trước ngày 30/3/2009 các trường hợp lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ trên các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ ở địa bàn quản lý trong phạm vi đã được đền bù; xử lý kỷ luật Chủ tịch UBND cấp xã nếu để tái lấn chiếm; có biện pháp ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt, đồng thời từ nay đến năm 2009 tập trung xoá bỏ khoảng 50% số đường ngang đã mở trái phép, giải toả các công trình vi phạm hoặc vật cản khác làm hạn chế tầm nhìn của người lái tàu, lái xe.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả cuộc vận động người đi đò mặc áo phao theo Quyết định số 1935/2007/QĐ-UBND, ngày 04/7/2007 của UBND tỉnh; quản lý chặt chẽ các bến đò chở khách; đình chỉ hoạt động các con đò không đủ tiêu chuẩn an toàn; giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp xã, nếu để xảy ra tai nạn đắm đò sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị cách chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật. Đồng thời triển khai tuyên truyền và yêu cầu người đi xe mô tô, xe gắn máy trên các tuyến Quốc lộ kể từ ngày 15/9/2007 bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm; từ 15/12/2007 người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường phải đội mũ bảo hiểm;
Theo chức năng nhiệm vụ quản lý của mình thực hiện các biện pháp:
- Hoàn thành việc cải tạo các “điểm đen” về tai nạn giao thông đã được phát hiện trên các tuyến Quốc lộ trong tháng 8/2007 và các tuyến Tỉnh lộ khác trước 30/12/2007; từ năm 2008 những điểm đen về TNGT được phát hiện phải xử lý xong trong khoảng 90 ngày kể từ ngày hoàn tất hồ sơ.
- Phối hợp với UBND các cấp tổ chức giải toả các trường hợp lấn chiếm hành lang ATGT, các vật cản tầm nhìn che khuất, đường ngang, đường đấu nối với các Quốc lộ mở trái phép theo đúng lộ trình thời gian quy định của Chính phủ.
- Có phương án cụ thể bổ sung đầy đủ các biển báo hiệu, gờ giảm tốc, xây dựng rào chắn ngăn cách Quốc lộ với đường sắt ở những đoạn chạy gần nhau; bổ sung các điều kiện cảnh báo tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt; hoặc cảnh báo tự động các công trình phụ trợ phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông ở các khu vực đèo dốc nguy hiểm trên các huyện miền núi.
- Sở Giao thông Vận tải Thanh Hoá:
+ Chủ trì phối hợp với UBND các cấp, các ngành chức năng liên quan hoàn thành việc quy hoạch hệ thống đường gom ngoài hành lang an toàn giao thông, đấu nối vào hệ thống Quốc lộ trong năm 2008; thống kê, phân loại và xử lý xoá bỏ khoảng 50% số đường đấu nối trái phép trước 30/3/2009;
+ Phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và các lực lượng công an khác kiểm tra, xử lý nghiêm những người đi xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm theo lộ trình quy định (từ 15/9/2007 trên các Quốc lộ, từ 15/12/2007 trên tất cả các tuyến đường bộ);
+ Từ 01/01/2008 xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng: Đình chỉ lưu hành không kiểm định cấp giấy chứng nhận ATKT và bảo vệ môi trường; phối hợp với Công an tỉnh thu hồi biển số và giấy chứng nhận đăng ký; đồng thời chỉ đạo nâng cao chất lượng kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, đường thuỷ nội địa;
+ Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các cấp từ 01/01/2008 đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3 - 4 bánh; từ 01/01/2009 đình chỉ hoạt động của các phương tiện thuỷ nội địa không đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định; đình chỉ ngay các cơ sở lắp ráp, tự chế trái phép các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thuỷ, đò ngang không đảm bảo các điều kiện an toàn. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo chỉ đạo tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ và Pháp luật hiện hành.
+ Tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo lái xe, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi tiêu cực trong sát hạch cấp giấy phép lái xe. Thực hiện việc bắt buộc học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ trước khi nhận lại giấy phép lái xe đối với những lái xe vi phạm pháp luật bị tạm giữ giấy phép lái xe 60 ngày trở lên. Thu hồi không thời hạn giấy phép lái xe của lái xe khách chuyên nghiệp các loại D, E để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc chở quá 100% số khách qui định; thu hồi không thời hạn giấy phép lái xe của người nghiện ma tuý.
- Chủ trì phối hợp với Công an tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn TNGT do xe ô tô khách gây ra theo nội dung Văn bản số 247/UBATGTQG ngày 09/7/2007 của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT, nhất là các xe chở quá khổ, quá tải, xe ôtô vận tải hành khách đỗ, dừng, đón trả khách không đúng quy định; lập bến trái phép;
- Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất phát triển mạng lưới vận tải khách bằng xe ô tô buýt tại thành phố Thanh Hoá và mở rộng thêm một số tuyến, nhằm hạn chế TNGT và ùn tắc giao thông.
- Xây dựng kế hoạch huy động tổng lực để tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiên quyết xử lý cưỡng chế thi hành pháp luật về TTATGT, như: Đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm, xử phạt, tạm giữ phương tiện, tạm giữ đăng ký, biển số... đối với các trường hợp vi phạm. Tập trung vào các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện ôtô, môtô là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều tai nạn giao thông như: Chạy quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, lấn làn đường - nhất là vi phạm của lái xe khách; có biện pháp xử lý ngay tình trạng người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh chỉ huy giao thông tại các ngã ba, ngã tư trong thành phố, thị xã; có kế hoạch chuẩn bị kho bãi để thực hiện cưỡng chế tạm giữ phương tiện theo quy định; trước mắt triển khai kế hoạch mở đợt 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT từ 30/7 đến 30/10/2007 (tiếp tục thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của Bộ Công an), góp phần đạt mục tiêu làm giảm 20% số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT trong năm 2007.
- Phối hợp với ngành Giao thông Vận tải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, ra thông báo cụ thể về việc kiểm tra, đình chỉ lưu hành các phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm theo quy định, các phương tiện hết niên hạn sử dụng, các loại xe công nông, xe tự chế; các phương tiên thủy nội địa không đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật; đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy trái phép.
- Chỉ đạo lực lượng CSGT, CSTT, CSCĐ và lực lượng Công an xã, thị trấn tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quy trình công tác, giữ đúng lễ tiết, tác phong, điều lệnh; nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong khi kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT.
- Tập hợp thống kê đầy đủ những vụ vi phạm pháp luật về ATGT thông báo về cơ quan, đơn vị, trường học, nơi cư trú của người vi phạm để phối hợp kiểm điểm, giáo dục.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên và thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở đưa thông tin liên quan đến TTATGT vào các nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về ATGT. Từ 01/9/2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Đồng thời có quy định cụ thể về trách nhiệm của hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm túc những qui định trên; mặt khác, kết hợp với Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động phong trào thanh, thiếu niên, học sinh đấu tranh với hiện tượng một bộ phận thanh, thiếu niên không chấp hành Luật Giao thông.
5. Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Tư pháp; Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí: Có kế hoạch cụ thể để thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức thiết thực khác ở khu dân cư; biểu dương nhân rộng những mô hình tốt, gương người tốt trong hoạt động đảm bảo ATGT, đồng thời phê phán những đơn vị, địa phương không thực hiện nghiêm túc để tình hình phức tạp, xảy ra nhiều tai nạn giao thông, lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm về TTATGT của cá nhân, nhất là của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.