Chỉ thị 38/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhân dân và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 38/CT-UBND
Ngày ban hành 23/12/2013
Ngày có hiệu lực 23/12/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/CT-UBND

Bình Thuận, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BÌNH ỔN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, BẢO ĐẢM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ PHỤC VỤ NHÂN DÂN VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP NGỌ NĂM 2014

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2013 về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014; Chỉ thị số 24/CT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2013 và tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.

Nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; đẩy mạnh việc đưa hàng hóa về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo đảm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhân dân; chống buôn lậu, gian lận thương mại và trật tự an toàn xã hội trong thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện tốt các công việc, cụ thể như sau:

1. Sở Công thương:

a) Theo dõi sát diễn biến giá cả, cung - cầu hàng hóa, thực hiện tốt công tác tổ chức thị trường, bảo đảm hàng hóa cung cấp đầy đủ, thông suốt, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến cho người dân. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết của các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá, mở rộng mạng lưới bán hàng và kịp thời đưa hàng bình ổn đến phục vụ người dân nhất là đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa, huyện đảo Phú Quý; tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, rau củ quả và các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Bình Thuận, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; kiểm soát hoạt động phân phối, thu mua hàng hóa nhất là các mặt hàng nông sản, hải sản, thực phẩm thiết;

d) Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Thuận, các Công ty Cổ phần Điện nông thôn có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng; tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa thủy điện; tăng cường vận động, khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân sử dụng tiết kiệm điện trong thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.

2. Sở Tài chính:

a) Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá, việc tuân thủ và thực hiện quy định về đăng ký giá, kê khai giá. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án điều hành giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện;

b) Tăng cường quản lý chi ngân sách bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm; rà soát, cắt giảm hoặc tạm ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực. Đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc trợ cấp tết cho cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng chính sách xã hội.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối hàng hóa, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, gắn kết sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp với giá cả hợp lý;

b) Tăng cường công tác phối hợp để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, giết mổ, vận chuyển sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; đảm bảo đủ điều kiện về vệ sinh môi trường để cung cấp nguồn sản phẩm sạch cho thị trường trong dịp tết; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi; thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng đối với hàng hóa nông sản, thủy sản trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường;

c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát các công trình đê điều, đập thủy lợi để tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa.

4. Sở Y tế:

a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh trên địa bàn;

b) Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, bố trí đội ngũ y, bác sĩ trực cấp cứu 24/24, bảo đảm tốt việc bảo vệ sức khỏe, cấp cứu, điều trị kịp thời bệnh nhân đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông tại các bệnh viện trong dịp tết.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Hướng dẫn các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các điểm vui chơi giải trí cho nhân dân trong dịp tết, nhất là vào đêm giao thừa; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động vui chơi, biểu diễn văn hóa, văn nghệ, bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các hoạt động có biểu hiện tiêu cực, các hoạt động liên quan đến mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm đồi trụy, các quán bar, vũ trường hoạt động trái phép, trá hình;

b) Hướng dẫn cho đơn vị liên quan tổ chức phục vụ tốt du khách đến Bình Thuận vui xuân, đón tết an toàn và đảm bảo an ninh trật tự.

6. Sở Giao thông vận tải:

a) Chủ động tổ chức tốt việc vận chuyển hàng hóa, hành khách tại các bến xe, bến tàu, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé đột biến; chỉnh trang, dọn dẹp sạch đẹp, lịch sự, văn minh; bảo đảm cho nhân dân về quê ăn tết thông suốt, an toàn; chú ý kế hoạch vận tải đường biển tuyến Phan Thiết - Phú Quý trước, trong và sau tết, có kế hoạch dự phòng khi thời tiết diễn biến xấu dài ngày; xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đảm bảo xe buýt phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện trong dịp tết;

b) Kiểm tra, rà soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông, kiên quyết không cho phép các phương tiện không đảm bảo lưu thông trên đường.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận và các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ và đồng thuận với các chủ trương của Đảng và giải pháp, điều hành của Nhà nước.

[...]