Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2012 tăng cường giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 29/CT-UBND
Ngày ban hành 23/10/2012
Ngày có hiệu lực 23/10/2012
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 10 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG

Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 24/5/2012 về triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Quyết định 1183/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 về việc gia hạn nộp tiền sử dụng đất đối với một số tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định 1184/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 về việc giảm tiền thuê đất năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 29/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, cơ quan Trung ương trên địa bàn chủ động bám sát tình hình thực tế, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như sau:

1. Nhóm hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp:

- Cục thuế tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quy định về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, hoàn thuế theo quy định của Chính phủ tại Nghị quyết 13/NQ-CP.

- Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ theo Nghị quyết 13/NQ-CP, các giải pháp điều hành lãi suất của NHNNVN theo Thông tư 05/2012/TT-NHNN, Thông tư 08/TT-NHNN, Thông tư 14/TT-NHNN, Thông tư 19/2012/TT-NHNN, Thông tư 20/TT-NHNN... đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.

- Sở Tài chính:

+ Chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh đơn giá thuê đất, thuê mặt nước theo Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 31/8/2012 của UBND tỉnh (trong đó một số địa bàn được điều chỉnh xuống mức thấp nhất trong khung Chính phủ cho phép).

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình cấp vốn cho doanh nghiệp thông qua việc bảo lãnh của các cơ quan chức năng để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn – tham mưu thành lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

2. Nhóm hỗ trợ kích cầu, tăng sức mua của thị trường nội địa, tiếp cận thị trường mới:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan:

- Tiếp tục hỗ trợ, giải quyết kịp thời các vướng mắc của nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác đã được phê duyệt nhằm góp phần tăng tiêu thụ các sản phẩm như vật liệu xây dựng, xi măng,… Khuyến khích, kêu gọi các đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh sử dụng vật liệu xây dựng, xi măng sản xuất trên địa bàn.

- Rà soát tiến độ thi công các công trình, dự án, bố trí vốn kịp thời cho các công trình để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng được thuận lợi. Chỉ đạo các cơ quan liên quan trong việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư cần thực hiện nhanh các thủ tục thanh toán để giúp các đơn vị thi công được nghiệm thu thanh toán nhanh chóng.

b) Sở Công thương chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan:

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau nhất là đối với những sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp khác. Cung cấp thông tin rộng rãi cho các phương tiện thông tin đại chúng để đăng tải, giới thiệu về các công trình, dự án, nhu cầu về hàng hóa nhằm góp phần thực hiện thiết thực và hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách kích cầu để trà trộn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vào tiêu thụ tại các Hội chợ tiêu dùng, các chương trình xúc tiến thương mại đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp phương thức tiếp cận với các thị trường mới, giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tận dụng triệt để ưu đãi thông qua trong giao thương với các đối tác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Cập nhật và cung cấp rộng rãi cho các doanh nghiệp thông tin về các đại diện thương mại Việt Nam tại các thị trường để doanh nghiệp thuận lợi trong việc chủ động liên hệ.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm; kết nối doanh nghiệp, thiết lập kênh bán hàng trực tuyến tại thị trường trong nước và nước ngoài; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương.

3. Nhóm hỗ trợ các thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin:

a) Các Sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo:

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục tạo điều kiện cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận đầu tư để doanh nghiệp, hộ dân tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn.

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ quy định thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp, bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính và các quy định có liên quan tương ứng với cắt giảm ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; Đẩy mạnh việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 vào việc giải quyết các thủ tục hành chính; đồng thời, sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện. Tăng cường tính thống nhất và liên thông giữa các Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan; thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân và tổ chức qua Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và các sở ngành. Kịp thời phản hồi những khó khăn vướng mắc của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh việc công bố, công khai thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính. Việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính cần đảm bảo tính khoa học, rõ ràng để cá nhân, tổ chức dễ tra cứu và thực hiện.

b) Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp Sở Tư pháp, Kế hoạch và Đàu tư:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính của các đơn vị; đồng thời, mở rộng đối thoại, khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện thủ tục hành chính để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Tiếp tục tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

4. Nhóm hỗ trợ cơ sở hạ tầng:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

[...]