Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 26/CT-UBND
Ngày ban hành 23/08/2021
Ngày có hiệu lực 23/08/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/CT-UBND

Sơn La, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 12/8/2021 CỦA CHÍNH PHỦ

7 tháng đầu năm 2021, kế thừa những kết quả đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thn đi mới, thành tựu tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, tỉnh ta tiếp tục quán triệt thực hiện hiệu quả phương châm hành động của Chính phủ “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, nỗ lực phấn đấu cao nht thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2021 đã đra. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 song được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần phần kinh tế, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh đã triển khai quyết liệt hiệu quả “mục tiêu kép” vừa đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 7 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực: Kinh tế phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm ước đạt 10,67%; thu ngân sách trên địa bàn 7 tháng tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả tích cực; công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh đạt được kết quả quan trọng; giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu 7 tháng ước đạt 71,6 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai đồng bộ, quyết liệt; an ninh, quốc phòng, đối ngoại được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tổ chức thành công Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2021 và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tuy nhiên, hiện nay, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ. Việc làm, sinh kế của nhiều người dân bị ảnh hưởng ...

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2021 là rất nặng nề, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực phấn đấu vượt bậc của các cấp, các ngành để thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 12/8/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế- xã hội tháng 7 và 7 tháng đu năm 2021, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của năm 2021 trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; trong đó tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

1. Hưởng ứng mạnh mẽ Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương, nhất là Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh với mục tiêu ưu tiên cao nhất là nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19 tại địa bàn có ca lây nhiễm, đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết và bảo đảm đời sống cho người dân. Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh; đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban, ngành khẩn trương hoàn thành đề xuất chương trình hành động thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021- 2025. Sau khi Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn thiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, các dự án dự kiến khởi công mới năm 2022 (Công văn s 2566/UBND-TH ngày 17/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh).

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục rà soát, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền theo quy định.

c) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn thực hiện từ các chương trình mục tiêu quốc gia (Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025), đảm bảo không chng chéo, trùng lp về phạm vi, đối tượng giữa các Chương trình theo đúng tinh thn Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình.

d) Chủ trì đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tiến độ hoàn thành theo quyết định số 624/QĐ-TTg ngày 08/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

a) Căn cứ tình hình thu ngân sách và diễn biến dịch COVID-19 để xây dựng phương án điều hành ngân sách nhà nước trong thời gian còn lại và cả năm 2021, bảo đảm đáp ứng kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác của ngân sách nhà nước trong mọi tình huống; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 8 năm 2021.

b) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thu nợ thuế... Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.

d) Theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu, các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân có xu hướng tăng giá cao để kịp thời đề xuất các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, quản lý kê khai giá, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan:

a) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như cơ cấu lại các khoản nợ, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tại các địa bàn có dịch, quan tâm hỗ trợ các đối tượng khách hàng có khoản vay nhỏ đang khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

b) Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay; tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán; đẩy mạnh thanh toán không dùng tin mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan:

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho nhân dân, người lao động.

b) Chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh..., bảo đảm kịp thời, thực chất.

c) Đề xuất giải pháp khôi phục lao động, việc làm ngay tại địa bàn đang có dịch; hỗ trợ, giải quyết việc làm đối với lao động bị mt việc do dịch bệnh phải trở về quê hương. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp Giấy phép lao động, tạo thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Hướng dẫn thực hiện gói hàng an sinh xã hội phục vụ người dân gặp khó khăn khi phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

d) Khẩn trương xây dựng dự thảo Đề án và dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025 (trong đó lưu ý phối hợp chặt chẽ với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ban Dân tộc tỉnh đ lng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ đthực hiện trên địa hàn, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng giữa các chương trình mục tiêu quốc gia (Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu s và min núi giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025) theo đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình).

7. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

b) Theo dõi sát thị trường trong nước và quốc tế; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thành phố xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức tiêu thụ nông sản, hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương đang có dịch bệnh. Tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

[...]