Chỉ thị 2226/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông và khai thác đất san lấp mặt bằng thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 2226/CT-UBND
Ngày ban hành 22/09/2016
Ngày có hiệu lực 22/09/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2226/CT-UBND

Hà Giang, ngày 22 tháng 9 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THĂM DÒ, KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN, KINH DOANH CÁT, SỎI LÒNG SÔNG VÀ KHAI THÁC ĐẤT SAN LẤP MẶT BẰNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Công văn số 1238/VPCP-KTN ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông; công tác quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đối với các hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, suối về cơ bản đã đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn có tồn tại, hạn chế như: Tình trạng khai thác, vận chuyển và mua bán cát, sỏi lòng sông, suối và khai thác đất san lấp mặt bằng xây dựng công trình trái phép, không rõ nguồn gốc vẫn còn diễn ra ở một số nơi; sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên; chính quyền ở một số địa phương còn buông lỏng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản lãng phí, làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường, gây nguy cơ mất an toàn một số công trình hạ tầng kỹ thuật, gây thất thu ngân sách; công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, việc xử lý, ngăn chặn vi phạm thực hiện chưa triệt để và thiếu kiên quyết.

Để chấn chỉnh tình trạng nêu trên, đưa công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản cát, sỏi và khai thác đất san lấp mặt bằng xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu:

1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về khoáng sản đến người dân, các tổ chức để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành và ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân.

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc khai thác và sử dụng cát, sỏi, khai thác đất san lấp mặt bằng xây dựng công trình; quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản (cát, sỏi, đất làm vật liệu san lấp xây dựng công trình) trái phép tái diễn trên địa bàn.

3. Nâng cao vai trò trách nhiệm và đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong quản lý nhà nước về khoáng sản. Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông, suối, khai thác đất làm vật liệu san lấp xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

4. Trách nhiệm của các ngành, các cấp, các địa phương

4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi, khai thác đất san lấp mặt bằng thi công xây dựng công trình, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xử lý, ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp mặt bằng xây dựng công trình trái phép trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép.

c) Tổ chức thực hiện phổ biến, hướng dẫn các chính sách, pháp luật về khoáng sản cho cán bộ chuyên trách thuộc UBND các huyện, thành phố và doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản.

d) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản thực tế hàng năm và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thành phố.

4.2. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác quản lý quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

- Theo dõi và dự báo nhu cầu sử dụng cát, sỏi để đề xuất báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trên thị trường của tỉnh và vùng lân cận; nâng cao năng lực, trách nhiệm trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ, thiết kế mỏ theo đúng quy định.

4.3. Sở Công Thương:

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên tiến hành kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gian lận thương mại; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

4.4. Sở Tài chính:

- Rà soát, kịp thời cập nhật giá các loại khoáng sản để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo đúng quy định;

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác để đảm bảo các ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả theo khả năng cân đối ngân sách và nhiệm vụ cần triển khai được UBND tỉnh phê duyệt.

4.5. Cục Thuế tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất đối với khai thác khoáng sản…);

- Đôn đốc, hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản (cát, sỏi và đất san lấp,…) được cấp phép hoặc đăng ký khai thác thực hiện kê khai, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo quy định, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

4.6. Công an tỉnh:

Chỉ đạo các phòng chức năng và Công an các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác cát, sỏi và đất san lấp trái phép; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ hợp pháp.

4.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; giải quyết những thắc mắc, đơn thư theo thẩm quyền và phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện phải có văn bản hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý biết, lập thủ tục đề nghị cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ