Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2015 về tăng cường thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 21/CT-UBND
Ngày ban hành 29/09/2015
Ngày có hiệu lực 29/09/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Chín
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/CT-UBND

Quảng Nam, ngày 29 tháng 9 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HOÁ, VĂN MINH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 của UBND tỉnh). Thành phố Tam Kỳ không ngừng phát triển theo hướng hiện đại, khẳng định vai trò đô thị Tỉnh lỵ; Thành phố Hội An đẩy mạnh phát triển đô thị sinh thái, văn hóa, du lịch tiến đến xây dựng đô thị du lịch theo Quy hoạch du lịch Việt Nam. Thị xã Điện Bàn, đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc ngày càng phát triển nhanh chóng. Các thị trấn, thị tứ tại các địa phương được chú trọng quy hoạch, mở rộng chỉnh trang... Diện mạo đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn minh. Công tác xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được quan tâm thực hiện góp phần tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Tuy nhiên, công tác xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh còn nhiều tồn tại hạn chế chưa theo kịp với xu hướng phát triển đô thị. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự đô thị còn nhiều vấn đề cần quan tâm; cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông, trật tự, mỹ quan đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng, hành vi ứng xử, giao tiếp thiếu văn hóa vẫn còn phổ biến trong đời sống xã hội, ý thức văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang chưa cao…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, đồng thời tăng cường thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

I. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng trong các cấp, các ngành, hội, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học và quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về nội dung, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh đô thị; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị.

2. Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về trật tự đô thị, chú trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan, xây dựng, vệ sinh môi trường. Tổ chức sắp xếp, chỉnh trang gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị tại các địa phương theo hướng hiện đại, đảm bảo thống nhất, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, cây xanh, môi trường, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, biển báo, thiết chế văn hóa, thể thao, di tích lịch sử...

3. Xây dựng ý thức, lối sống đô thị gắn với văn minh; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình, dòng tộc, cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến tích cực trong văn hóa ứng xử, giao tiếp nơi công cộng, văn hóa thương mại, văn hóa giao thông, văn hóa du lịch, văn hóa công sở…

4. Nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy ước tổ dân phố; thực hiện nghiêm các quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội. Rà soát, sửa đổi, bổ sung điều chỉnh các tiêu chí, quy định, quy trình tổ chức đăng ký, bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”, “Tộc văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

5. Đẩy mạnh thực hiện Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; Quyết định số 3170/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của UBND tỉnh về ban hành Quy định về việc xét chọn và công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.

6. Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; chấn chỉnh trật tự quảng cáo, rao vặt, kinh doanh dịch vụ văn hoá, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí. Thực hiện văn minh thương mại tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, tuyến phố thương mại trên địa bàn tỉnh.

7. Thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; kiên quyết xử lý các vi phạm về an ninh trật tự đô thị, đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý, mại dâm… tại các địa phương.

II. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường triển khai thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

Chủ trì, phối hợp vơi các Sở, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và khách du lịch. Hướng dẫn các địa phương rà soát, bổ sung các quy ước xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa. Chỉ đạo tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định của pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán từng dân tộc. Tổ chức các tuyến đường, tuyến phố không rải tiền, vàng mã khi đưa tang.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa gắn với xây dựng đô thị văn minh. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhất là quảng cáo, rao vặt, biển hiệu, vũ trường, karaoke, quán bar ca nhạc... nhằm tạo bộ mặt mỹ quan đô thị, môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

2. Sở Xây dựng: Tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý xây dựng, chiếu sáng đô thị, hệ thống công viên, cây xanh… tại các đô thị trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Quyết định số 3170/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của UBND tỉnh Quy định về việc xét chọn và công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.

3. Công an tỉnh: Chỉ đạo thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các thành phố, thị xã, thị trấn. Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự kỷ cương, mỹ quan đô thị. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy, nổ tại các khu chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu, cụm công nghiệp...

4. Sở Công Thương: Thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại. Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện văn minh thương mại gắn với ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

5. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các đô thị. Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức đợt ra quân giải tỏa triệt để việc lấn chiếm hè, lòng đường kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện không phép, sai phép; kiểm tra các bến xe, hoạt động vận tải taxi, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, vận tải.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến tạo sự chuyển biến nhận thức trong cán bộ và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt công tác xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường tại các đô thị.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Nghiên cứu, bổ sung vào chương trình giáo dục nội dung nếp sống văn minh đô thị, văn hóa học đường, các giá trị truyền thống, thẩm mỹ, lối sống lành mạnh trong học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác giáo dục trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…

9. Sở Tư pháp: Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục, phát luật tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về mỹ quan, văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...

10. Tỉnh đoàn Quảng Nam: Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”, tập trung xây dựng “Tuyến đường thanh niên tự quản về an ninh trật tự”. Vận động thanh thiếu niên tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông…

11. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán kế hoạch hàng năm cho các Sở, Ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ