Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2015 về tăng cường hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 21/CT-UBND
Ngày ban hành 09/12/2015
Ngày có hiệu lực 09/12/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Tất Thành Cang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 21/CT-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 01 năm 01 năm 2014. Sau gần hai năm thực hiện, đến nay, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn chưa có những thay đổi rõ rệt, công tác qun lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại một số quận, huyện chưa hiệu quả, nhiều xã, phường, thị trấn còn lúng túng trong việc xác định số lượng và mô hình hoạt động của tổ hòa giải, làm ảnh hưởng đến việc củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và lực lượng hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn Thành phố; việc chi hỗ trợ cho hot động hòa giải chưa được thực hiện đầy đủ.

Mặt khác, mặc dù Luật hòa giải ở cơ sở đã quy định rõ chính sách; của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở là phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng hướng dẫn cụ thể các nội dung phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam địa phương với chính quyền địa phương các cấp, tuy nhiên, thời gian qua, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn Thành phố trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được phát huy đúng mức.

Nhằm triển khai thi hành có hiệu quả Luật hòa gii ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, phát huy truyền thống đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị như sau:

I. TRÁCH NHIỆM CHUNG

Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm:

1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, giới thiệu rộng rãi về hoạt động cụ thể của tổ hòa giải và lực lượng hòa giải viên bằng các hình thức và biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.

2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố) nhằm phát huy vai trò tự nguyện, tự quản của Nhân dân trong hoạt động hòa giải, củng cố tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở để chất lượng, hiệu quả công tác này ngày càng được nâng cao, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm củng cố, kiện toàn và phân công công chức Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp), Phòng Tư pháp (Ủy ban nhân dân các quận, huyện), công chức Tư pháp - Hộ tịch (Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn) tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.

3. Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của tổ hòa giải, hòa giải viên theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đã lập thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hòa giải ở cơ sở.

II. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ

1. Sở Tư pháp

a) Chủ động tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện trách nhiệm được quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.

b) Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN; xây dựng, cung cấp tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, tập huấn cho báo cáo viên pháp luật để thực hiện công tác phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố.

c) Giúp Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành ph có các biện pháp cụ thể để cung cấp thông tin pháp luật cho các tổ hòa giải, hòa giải viên một cách kịp thời, hiệu quả và thiết thực; in ấn, cấp phát và hướng dẫn sử dụng “Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở” theo mẫu và quy định của Bộ Tư pháp cho các tổ hòa giải trên địa bàn Thành phố.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố (sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua Tờ trình s 7078/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố) và thay thế Quyết định số 72/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

đ) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố và các đơn vị khác có liên quan hướng dẫn tổ hòa giải phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội Luật gia, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Người cao tuổi trong hoạt động hòa giải, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, phấn đấu nâng cao tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 80% trở lên theo định hướng của Bộ Tư pháp.

e) Chủ động giúp Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn Thành phố định kỳ 2 năm 1 lần.

g) Chủ động hướng dẫn Phòng Tư pháp quận, huyện thực hiện công tác thống kê, báo cáo về hoạt động hòa giải cơ sở theo quy định, phù hợp với thực tiễn để có cơ sở đánh giá vai trò của hòa giải viên cơ sở trong việc góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo và định hướng cho các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hoạt động hòa giải cơ sở với nội dung và thời lượng thích hợp.

3. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với S Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố.

4. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nội dung nêu tại Điểm d, Khoản 1, Mục II Chỉ thị này.

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

[...]