Chỉ thị 1955/CT-TCHQ năm 2022 về nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 1955/CT-TCHQ |
Ngày ban hành | 30/05/2022 |
Ngày có hiệu lực | 30/05/2022 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Nguyễn Văn Cẩn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1955/CT-TCHQ |
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN
Để thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan và pháp luật về hải quan, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các tội phạm trong hoạt động hải quan, Tổng cục Hải quan được trang bị, quản lý, sử dụng tài sản công gồm các cơ sở nhà đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng hiện đại như Máy soi hành lý, hàng hóa, Hệ thống giám sát bằng seal định vị điện tử, Máy phát hiện ma túy, Máy móc thiết bị phân tích phân loại, Tàu tuần tra kiểm soát, vũ khí,...
Thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định của Bộ Tài chính liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành hoặc ban hành theo phân cấp các quy định về chế độ quản lý, sử dụng các tài sản công, tài sản chuyên dùng, đặc thù của ngành Hải quan. Nhìn chung, thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng tài sản công của ngành Hải quan đã đạt được nhiều kết quả, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tài sản công văn còn những bất cập như việc sắp xếp trụ sở làm việc theo tiêu chuẩn định mức, việc khai thác, sử dụng hiệu quả các phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng, công tác tự kiểm tra, báo cáo chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức, chưa phát huy tối đa hiệu quả tài sản đầu tư.
Để việc quản lý, sử dụng tài sản công của ngành Hải quan được chặt chẽ và hiệu quả hơn, khắc phục triệt để những hạn chế và những bất cập còn tồn tại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau:
I. Nhiệm vụ chung
- Tiếp tục phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các văn bản quy định của Bộ Tài chính, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công trong toàn ngành Hải quan.
- Tiếp tục rà soát để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ, quy trình nghiệp vụ quản lý, sử dụng tài sản.
- Chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công; tổ chức rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà đất đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch.
- Các đơn vị thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Đẩy nhanh thực hiện thanh lý, bán đấu giá các tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Thực hiện nghiêm quy định về việc theo dõi, cập nhật thông tin trên Phần mềm QLTS.
- Chú trọng thực hiện đào tạo, nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác quản lý tài sản công tại các đơn vị theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
II. Nhiệm vụ cụ thể
1. Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng tài sản:
- Các đơn vị theo phân cấp tiếp tục rà soát các quy chế, quy trình quản lý, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản tại đơn vị để kịp thời sửa đổi, bổ sung, đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và Quyết định số 2656/QĐ-TCHQ ngày 4/10/2021 của Tổng cục Hải quan.
- Các đơn vị chuyên môn (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm định hải quan, Cục Công nghệ thông tin & Thống kê hải quan, Cục Quản lý rủi ro): tiếp tục rà soát để hoàn thiện các quy định hoặc hướng dẫn các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng mà đơn vị được giao quản lý để ban hành: (i) Quy trình nghiệp vụ sử dụng tài sản; (ii) Định mức sử dụng thiết bị; (iii) Phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản; (iv) biểu mẫu báo cáo. Nhiệm vụ này hoàn thành trước 30/10/2022.
2. Về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả các tài sản công của ngành Hải quan.
Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan được giao quản lý, sử dụng tài sản tổ chức thực hiện:
- Chấn chỉnh công tác theo dõi, quản lý tài sản công tại đơn vị; tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao đúng quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.
- Tập trung đưa các phương tiện, máy móc, thiết bị đã được trang bị vào khai thác, sử dụng đúng mục đích, phát huy tối đa công năng, hiệu quả đầu tư để hỗ trợ đắc lực việc triển khai thực thi nhiệm vụ được giao trong công tác kiểm tra, giám sát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các tội phạm trong hoạt động hải quan.
- Đẩy mạnh việc phổ biến, quán triệt, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát đơn vị trực thuộc, cá nhân trực tiếp sử dụng tài sản thực hiện đúng theo quy định hiện hành và các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công, quy trình, nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành và hướng dẫn của Nhà sản xuất; Tổ chức sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và hướng dẫn của Nhà sản xuất.
- Phân công rõ ràng cho những người có liên quan trong việc vận hành, sử dụng cũng như sự phối hợp trong công việc để đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả khi khai thác tài sản.
- Chỉ đạo đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử lý dứt điểm tình trạng trụ sở làm việc sử dụng chưa đúng quy định.
- Khẩn trương thanh lý, xử lý tài sản đủ điều kiện thanh lý, không để tình trạng kéo dài làm giảm giá trị thu hồi về ngân sách nhà nước. Việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá phải đảm bảo đúng quy định, phù hợp với giá thị trường và bản chất của tài sản.
- Đẩy nhanh lập phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển giao tài sản công và quy trình tiêu hủy công khai, minh bạch.
3. Về công tác tự kiểm tra, kiểm tra