Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới

Số hiệu 18/CT-UBND
Ngày ban hành 11/06/2020
Ngày có hiệu lực 11/06/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 6 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân,công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đã đạt được những kết quả quan trọng: Thể chế và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP cơ bản đã hoàn thiện; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng lên rõ rệt; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được hình thành và nhân rộng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP đã được tăng cường, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về an toàn thực phẩm ở một số địa phương, đơn vị có lúc, có việc chưa sát sao, còn thiếu quyết liệt; vi phạm các quy định về ATTP vẫn còn xảy ra;truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm chưa đáp ứng được yêu cầu; kết quả thực hiện một số chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP còn thấp so với mục tiêu của Nghị quyết số 04-NQ/TU đã đề ra.

Để tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp về đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới, Chủ tịch UBND tỉnh

- Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo ATTP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011, các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các chỉ thị số: 34/CT-TTg ngày 11/12/2014, 13/CT-TTg ngày 09/5/2016, 20/CT-TTg ngày 17/5/2017, 17/CT-TTg ngày 13/4/2020; tập trung chỉ đạo triển khai hoàn thành có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ATTP được đề ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh.

2. Sở Y tế

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; kiên quyết thu hồi, xử lý sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tăng cường quản lý các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối nông sản thực phẩm, đặc biệt là tổ chức kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm thực phẩm từ ngoài tỉnh đưa vào kinh doanh, tiêu thụ tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm.

- Đẩy mạnh việc xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giấy xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiên quyết thu hồi, xử lý các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh thú y, tồn dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng theo quy định.

- Tăng cường chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, đảm bảo đến hết năm 2020 có 50% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; sớm hoàn thành việc xây dựng đề án “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025”.

4. Sở Công Thương

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh và khai thác chợ hoàn thành việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; đảm bảo đến hết năm 2020 có 100% chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quy định về điều kiện ATTP.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh tại các chợ kinh doanh thực phẩm (trừ chợ đầu mối nông sản thực phẩm), siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh thực phẩm; kiên quyết thu hồi, xử lý các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP theo quy định.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu thực phẩm nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm thực phẩm an toàn của tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 theo Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 07/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất thực phẩm đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh nhằm quảng bá sâu rộng tới người tiêu dùng trong và ngoài nước và phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng, tần xuất phát sóng, số lượng tin bài tuyên truyền về ATTP; trong đó tập trung tuyên truyền để các đối tượng sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa thay đổi hành vi, tập quán lạc hậu, thói quen sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn; kịp thời đưa tin các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; phản ánh công khai tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về ATTP.

8.Công an tỉnh tăng cường chỉ đạo điều tra, xử lý hình sự đối với các vụ việc, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những vụ án điểm nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

9.Cục Quản lý thị trường tỉnh

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc; kiên quyết thu hồi, xử lý các sản phẩm vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng kiểm tra nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào địa bàn tỉnh tại khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không…; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP theo quy định.

11. Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh

[...]