Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2013 về vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu | 18/CT-UBND |
Ngày ban hành | 09/01/2013 |
Ngày có hiệu lực | 09/01/2013 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | Lê Diễn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND |
Đắk Nông, ngày 09 tháng 01 năm 2013 |
VỀ VIỆC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của nhân dân. Sự phát triển công nghiệp cùng với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường; Hệ thống xử lý chất thải tại các nhà máy, khu công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ của các ngành, các cấp dẫn đến làm gia tăng các điểm nóng về môi trường, cạn kiệt tài nguyên. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn còn thấp; khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, xây dựng và các cơ sở sản xuất trên địa bàn không được kiểm soát chặt chẽ đã và đang gây ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn. Đa dạng sinh học bị suy thoái, số lượng loài bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như: Nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng còn hạn chế; Tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn phổ biến; một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường chưa cao; Hệ thống tổ chức quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; Yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc huy động nguồn lực của cộng đồng cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội vào công tác bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm; thực hiện tốt việc công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm đang hoạt động trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc các đơn vị có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhân dân.
b) Tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước và sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
c) Tăng cường năng lực quan trắc môi trường; triển khai và thực hiện thường xuyên công tác quan trắc chất lượng môi trường; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo các nội dung sau:
+ Tập trung thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;
+ Rà soát, đôn đốc các chủ dự án khai thác khoáng sản thực hiện các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng quy định đầy đủ kinh phí cho các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân;
+ Ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã trong việc quản lý môi trường trong xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại từ khâu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến việc cấp các loại giấy phép đăng ký, quản lý, vận chuyển và xử lý.
g) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư còn nợ báo cáo đánh giá tác động môi trường để yêu cầu bổ sung; tham mưu cho UBND tỉnh đình chỉ hoạt động đối với các dự án không có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
a) Khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định, tiếp nhận và xử lý toàn lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp theo quy định của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và các quy định hiện hành đối với các khu công nghiệp.
b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định.
c) Khi tiếp nhận các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp phải quan tâm đến yếu tố bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, đảm bảo 100% các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải thực hiện các yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường theo quy định.
e) Thực hiện nghiêm việc bố trí các cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch khu công nghiệp đã được duyệt.
f) Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các doanh nghiệp với bên ngoài; tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo về môi trường trong khu công nghiệp.
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với bãi chôn lấp chất thải rắn của các huyện, thị xã theo quy định.
b) Kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng tại các công trình.
a) Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc trình phê duyệt dự án, quy hoạch phải xem xét kỹ đến yếu tố bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kiên quyết không tiếp nhận các dự án đầu tư mới có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất UBND tỉnh kế hoạch đầu tư các dự án thuộc khu vực công ích; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh về khuyến khích xã hội hóa, thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.