Chỉ thị 17/2006/CT-UBND tăng cường quản lý, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 17/2006/CT-UBND |
Ngày ban hành | 12/09/2006 |
Ngày có hiệu lực | 22/09/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Nguyễn Xuân Huế |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2006/CT-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 9 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, TÔN TẠO, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Với nhận thức "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội", những năm qua, các cấp chính quyền và các Sở, Ban ngành, Hội đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, một số địa phương vẫn chưa thật sự quan tâm đến nhiệm vụ quản lý và bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, để xảy ra nhiều vụ xâm hại di tích như lấn chiếm đất di tích, khai thác đất, đá trong phạm vi bảo vệ di tích. Đặc biệt, mức đầu tư kinh phí để tôn tạo di tích còn thấp và chưa thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ nên nhiều di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh chưa được xây dựng bia bản, một số di tích kiến trúc xuống cấp chưa được tôn tạo, bảo vệ để phát huy giá trị văn hóa, lịch sử trong việc giáo dục thế hệ mai sau.
Thực hiện Luật Di sản văn hoá, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá, Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 18/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt di chỉ khảo cổ học, Chỉ thị số 19/2003/CT-UB của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Luật Di sản văn hoá và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP; để tiếp tục tăng cường công tác quản lý, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ thị:
1. UBND các huyện, thành phố, các Sở, Ban ngành, Hội đoàn thể tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân Luật Di sản văn hoá, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 19/2003/CT-UB của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Luật Di sản văn hoá và Nghị định số 92/2002/NĐ- CP, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân trong tỉnh về nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh.
2. UBND các huyện, thành phố hàng năm có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí để điều tra, lập hồ sơ di tích và đầu tư tôn tạo, bảo vệ di tích tại địa phương; tăng cường chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan chức năng tổ chức quản lý và bảo vệ tốt các di tích trên địa bàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm di tích của tổ chức, cá nhân; hướng dẫn các địa phương đưa nội dung bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá vào các qui ước, hương ước cộng đồng để nhân dân tự giác thực hiện; phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin trong công tác lập hồ sơ di tích, tôn tạo di tích; kiểm tra, ngăn chặn và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời các vụ xâm phạm di tích trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Văn hoá - Thông tin chủ động phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh các hồ sơ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các điểm di tích trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định, tổ chức bàn giao mốc giới tại thực địa để khoanh vùng bảo vệ các di tích này theo quy định của Luật Di sản văn hoá; phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch xây dựng qui chế phối hợp khai thác và bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá phục vụ chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
- Xây dựng Quy chế quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức tuyên tuyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong tỉnh về nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, đặc biệt là nhân “Ngày di sản văn hoá Việt Nam” (23/11) hàng năm.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi tăng cường tuyên truyền các văn bản của Trung ương và của UBND tỉnh về bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá nói riêng và di sản văn hoá của tỉnh nói chung trên sóng truyền hình, sóng phát thanh, Báo Quảng Ngãi và các phương tiện thông tin đại chúng khác để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá đối với các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi công dân trên địa bàn tỉnh.
5. Giao Sở Văn hoá - Thông tin theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo kết quả để UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |