Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2018 về tăng cường giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mùa khô năm 2018-2019

Số hiệu 16/CT-UBND
Ngày ban hành 17/12/2018
Ngày có hiệu lực 17/12/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Chánh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 17 tháng 12 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỦY LỢI PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN, PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI MÙA KHÔ NĂM 2018 - 2019.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO được dự báo sẽ chuyển sang trạng thái El Nino với xác suất trong khoảng 60 - 70% từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm 2019; theo đó, mùa mưa năm 2018 sẽ kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Tại khu vực Nam Bộ, thời kỳ kết thúc mùa mưa vào khoảng nửa đầu tháng 11, tổng lượng mưa thời kỳ từ tháng 11/2018 đến tháng 04/2019 phổ biến ở mức thấp hơn từ 20 - 50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; hầu như không mưa trong những tháng đầu năm 2019 tại khu vực.

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến hết ngày 25/11/2018 chỉ đạt 84,1% so với tổng lượng mưa cả năm.

Trước những nhận định của các cơ quan khí tượng, thủy văn và nguồn nước tại các sông, suối, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm 2018 - 2019 sẽ gặp khó khăn, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước sẽ diễn ra gay gắt trong mùa khô năm 2018 - 2019.

Căn cứ Chỉ thị số 8382/CT-BNN-TCT ngày 26/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018 - 2019; Văn bản số 179/TWPCTT ngày 16/11/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2018 - 2019; để chủ động các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mùa khô năm 2018 - 2019, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi triển khai ngay một số biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn như sau:

1. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 9931/KH-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh và tình hình thực tế của từng địa phương để xây dựng kế hoạch phòng chng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước cho sản xut và sinh hoạt mùa khô năm 2018 - 2019.

- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để tích nước các hồ chứa, đập dâng phù hợp, bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước dân sinh, đồng thời phải bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên nước, nguy cơ của việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với đời sống, cây trồng, vật nuôi đến toàn thể Nhân dân nhằm nâng cao ý thức toàn dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm.

- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi, sông, suối, ao hồ và thực hiện việc tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2018 - 2019.

- Lập kế hoạch sản xuất, mùa vụ, diện tích gieo trồng, thời điểm xuống giống phù hợp với nguồn nước trên địa bàn, bảo đảm hạn chế tác hại của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; thực hiện chuyển đối cơ cấu cây trồng đối với những diện tích có khả năng thiếu nước trong mùa khô; nghiên cứu sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, nhu cầu sử dụng nước ít, có khả năng sinh trưởng và phát triển đảm bảo thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn (tưới phun mưa, nhỏ giọt,...).

- Tổ chức nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng, đắp đập tạm đtrữ nước và ngăn mặn; tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, sông suối, kênh rạch để cung cấp cho sản xuất vụ Đông Xuân 2018 - 2019.

- Xây dựng quy chế phối hợp, quản lý, khai thác nguồn nước có liên quan đến 02 huyện trở lên; trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của địa phương, đơn vị liên quan trong việc bảo vệ, quản lý, khai thác nguồn nước, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành về Luật Tài nguyên nước và lợi ích, nghĩa vụ của các bên sử dụng nước, đặc biệt là vào mùa khô.

- Đy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cp nước sinh hoạt, nht là hệ thng kênh mương ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2018 - 2019.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức cảnh báo, dự báo, hưng dn hỗ trợ địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chng hạn, xâm nhập mặn.

b) Phối hợp với các cơ quan truyền thông thường xuyên phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin liên quan đến tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các chuyên đề hướng dẫn phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

c) Hướng dẫn địa phương lập kế hoạch sản xuất, diện tích gieo trồng phù hợp với nguồn nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tránh trường hợp xuống giống vượt quá khả năng cung cấp nước tưới của công trình thủy lợi. Có biện pháp tích trữ nước phòng chống hạn, chống cháy rừng tại các khu vực rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

d) Tăng cường hướng dẫn, phổ biến, nhân rộng các mô hình tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, để các địa phương doanh nghiệp và người dân áp dụng; hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng sử dụng tiết kiệm nước nhằm ứng phó hiệu quả với tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài trong mùa khô; chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh trên lúa và rau màu, cây ăn trái.

đ) Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, để kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

e) Tổng hợp tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời, hiệu quả.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tổ chức triển khai danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tài nguyên nước về khai thác, bảo vệ và chia sẻ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, xử lý tranh chấp nguồn nước trong mùa khô.

4. Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Nai

Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, lưu lượng dòng chảy (kể cả dự báo 10 ngày, tháng, mùa), kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn cho các ngành, địa phương, đơn vị liên quan để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước, cũng như chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.

5. Sở Công Thương

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ