Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 142/KH-UBND
Ngày ban hành 05/11/2019
Ngày có hiệu lực 05/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Cà Mau, ngày 05 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIỆT HẠI DO HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công văn số 6708/BNN-TCTT ngày 12/9/2019 về việc chuẩn bị công tác phòng, chống xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020; Chỉ thị số 8008/CT-BNN-TCTL ngày 25/10/2019 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chng thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; cụ th như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Nhằm chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành xử lý tình huống của các cấp, các ngành có liên quan và ý thức của nhân dân về ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Qua đó, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thxảy ra, góp phần ổn định sản xuất, đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Mc tiêu cthể:

- Đảm bảo đa số người dân trên địa bàn tỉnh nắm được thông tin, tác hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó.

- Triển khai biện pháp ứng phó với tình trạng thiếu nước, thiếu điện trong sản xuất và sinh hoạt; nước mặn xâm nhập vào nội đồng; phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm và tôm nuôi.

- Phân công nhiệm vụ các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai giải pháp ứng phó với tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

II. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH MÙA KHÔ NĂM 2019 - 2020

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, tổng lượng mưa từ nay đến cuối năm 2019 ở các khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%, các khu vực khác ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2020, trên cả nước lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm, tháng 4 năm 2020 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 25%. Dòng chảy trên các sông, sui ttháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 50%. Với thực trạng nguồn nước hiện tại và thông tin nhận định khí tượng, thủy văn, khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019 - 2020 ở nhiu vùng trên cả nước, đặc biệt xâm nhập mặn khu vực Đồng bng sông Cửu Long sẽ ở mức sớm hơn và nặng hơn so với trung bình nhiều năm.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thực trạng sản xuất, đời sống của nhân dân và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Cà Mau gồm 02 vùng Nam Cà Mau và Bc Cà Mau, với 23 tiểu vùng (05 tiểu vùng thủy lợi Bắc Cà Mau và 18 tiu vùng thủy lợi Nam Cà Mau). Tỉnh đã phê duyệt 17/23 dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiểu vùng. Trong đó, đã đầu tư khép kín 01 tiểu vùng (tiu vùng III - Bắc Cà Mau), các tiu vùng còn lại chưa được khép kín, do thiếu vốn. Việc đầu tư nâng cấp đê bin, đê sông, xây dựng cống, nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng được tập trung thực hiện. Tuy nhiên, do Cà Mau có 03 phía giáp bin; hệ thng thủy lợi (đê bin Đông, đê biển Tây, đê sông, cống, kênh mương nội đồng) chưa được đầu tư đồng bộ; sản xuất và sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô. Với nhận định hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 ở mức sớm hơn và nặng hơn trung bình nhiều năm sẽ dn đến tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy, chữa cháy rừng và nguy cơ nước mặn xâm nhập vào nội đồng rất cao, tác động bất lợi đến sản xuất, đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở dự báo diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn và đặc điểm tình hình địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định một số vấn đề tập trung thực hiện như sau:

1.1. Về cấp nước sinh hoạt:

Do sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô. Khi hạn hán đến sớm, nguồn nước mặt cạn kiệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, dẫn đến mực nước và chất lượng nước ngầm giảm sút. Theo số liệu thống kê, số hộ dân nông thôn 226.000 hộ; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh 91,31%, tương đương 206.000 hộ; tỷ lệ hộ dân thiếu nưc và chưa chủ động được nguồn nước sinh hoạt 8,7%, tương đương 20.000 hộ. Nhận định có khoảng 13.500 hộ dân tại một số khu vực chưa tiếp cận được nguồn nước nối mạng và không có nguồn nước ngầm để khai thác sẽ thiếu hụt nước sinh hoạt nghiêm trọng; cụ th: Các xã: Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi (1.000 hộ); các xã: Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (2.000 hộ); các xã: Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc Đông, Tân Phú, huyện Thới Bình (3.000 hộ); các xã Nguyễn Việt Khái, Phú Thuận, huyện Phú Tân (1.000 hộ); các xã: Định Bình, An Xuyên, thành phố Cà Mau (1.000 hộ); các xã: Đất Mũi, Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (1.500 hộ); các xã: Hưng Mỹ, Đông Hưng, Đông Thới, huyện Cái Nước (2.000 hộ); các xã Khánh Hòa, Nguyễn Phích, Khánh An, huyện U Minh (1.000 hộ), các xã Tam Giang, Đất Mới, huyện Năm Căn (1.000 hộ). Bên cạnh đó, khu vực Hòn Chuối, các hộ dân cũng gặp khó khăn về nguồn nước ngọt. Riêng khu vực thành thị và các khu dân cư tập trung, do có hệ thống nước nối mạng, nên không thiếu nước sinh hoạt.

1.2. Về sản xuất và phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:

a) Đối với sản xuất lúa:

- Đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống 51.610 ha/77.236 ha lúa, đạt 66,82% kế hoạch năm 2019 (trong đó, có 11.330 ha/36.071 ha lúa đông xuân, đạt 31,41% kế hoạch; 37.238 ha/38.050 ha lúa - tôm, đạt 97,87% so kế hoạch và 3.043 ha/3.115 ha lúa mùa, đạt 97,69% so kế hoạch). Hiện còn 25.625 ha chưa xuống giống, tương đương 33,18 %, chủ yếu lúa đông xuân. Lúa đông xuân tập trung tại Tiểu vùng II và III Bc Cà Mau, có hệ thống thủy lợi cơ bản khép kín, chủ yếu trữ nước mưa, không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô. Do đó, khi hạn hán sớm hơn và nặng hơn trung bình nhiều năm, nước ở hệ thống kênh rạch khô cạn nhanh, nước mặn xâm nhập nội đồng, dẫn đến thiếu nguồn nước ngọt tưới bổ sung. Diện tích lúa - tôm tập trung vùng Quản lộ Phụng Hiệp và vùng Nam Cà Mau, với hệ thống thủy lợi chưa được khép kín. Vì vậy, khi hạn hán, mực nước trên hệ thống kênh xuống thấp, thủy triều dâng cao, nước mặn xâm nhập nội đồng, gây thiệt hại trong sản xuất.

- Kế hoạch năm 2020, toàn tỉnh gieo trồng 111.022 ha lúa, trong đó có 35.941 ha lúa hè thu, 36.050 ha lúa - tôm, 3.090 ha lúa mùa và 35.941 ha lúa đông xuân. Nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài, thời vụ xuống giống lúa hè thu năm 2020 sẽ trễ hơn, dẫn đến xuống giống lúa vụ đông xuân trễ, nên sẽ thiếu nước ngọt vào cuối vụ sản xuất. Mặt khác, thời vụ sản xuất lúa - tôm năm 2020 cũng sẽ chậm hơn trung bình nhiều năm, nên có thể bị giảm năng suất hoặc bị thiệt hại do nước mặn xâm nhập.

b) Về nuôi trồng thủy sản:

Diện tích nuôi thủy sản của tỉnh năm 2019 đạt 302.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 280.000 ha, bao gồm 9.500 ha tôm nuôi công nghiệp, 134.000 ha tôm quảng canh cải tiến, 30.000 ha tôm - rừng, 43.000 ha tôm - lúa, 63.500 ha tôm quảng canh, còn lại 22.000 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Do nhiệt độ nước tăng, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, không có nguồn nước ngọt bổ sung, nên dự báo độ mặn tại các ao đầm nuôi tôm sẽ trên 40‰, vượt ngưỡng sinh trưởng của tôm; đồng thời các yếu tố môi trường khác thay đi theo, dẫn đến tỷ lệ tôm nuôi bị hao hụt cao, tôm chậm lớn, chi phí sản xuất cao, tôm dễ bị bệnh (đóng rong, đen mang, đốm trắng, hoại tử gan tụy,...), gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

c) Về chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh khoảng 109.000 con và đàn gia cầm khoảng 2,36 triệu con (đến tháng 10/2019). Do nhiệt độ không khí tăng, thiếu nước ngọt, khả năng đề kháng của gia súc, gia cầm giảm,...dẫn đến dễ phát sinh dịch bệnh, nhất là các bệnh nguy hiểm như: Bệnh Dịch tả heo Châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, heo tai xanh, bệnh lở mồm long móng trên gia súc và bệnh cúm gia cm.

d) Về phòng cháy, chữa cháy rừng:

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh 164.638 ha, trong đó khu vực U Minh Hạ và các cụm đảo 53.864 ha (có rừng 39.101 ha), đây là 02 đối tượng rừng dễ cháy cần phải đặc biệt quan tâm. Dự báo hạn hán năm 2019 - 2020 đến sớm và ở mức nặng hơn trung bình nhiều năm, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Bên cạnh đó, nước trong hệ thống kênh mương cạn nhanh, nếu xảy ra cháy rừng, sẽ thiếu nước chữa cháy.

1.3. Về giao thông đường thủy và sạt lở đất do các sông rạch bị cạn nước:

[...]