Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 15/CT-UBND
Ngày ban hành 05/09/2014
Ngày có hiệu lực 05/09/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Trương Văn Sáu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 9 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thời gian qua, với sự quyết tâm và những giải pháp cụ thể, công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đã có những chuyển biến tích cực, nhiều TTHC đã được công bố kịp thời, việc niêm yết công khai TTHC bằng nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tìm hiểu, thực hiện; việc rà soát, đánh giá TTHC ngày càng được quan tâm; cán bộ, công chức giải quyết TTHC ngày càng ý thức được vai trò, trách nhiệm giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cá nhân và tổ chức; cải thiện môi trường hợp tác, đầu tư và kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, tình trạng kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ở một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận cán bộ, công chức còn chậm chuyển biến, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm soát thủ tục hành chính nên dẫn đến việc triển khai thực hiện công tác này thiếu đồng bộ; việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp vẫn còn sai sót, thời hạn giải quyết còn chậm trễ.

Để phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện), Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện tốt các nội dung sau:

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC để cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức hiểu được tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC, đảm bảo thống nhất nhận thức, cách làm trong hệ thống các cơ quan hành chính, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh.

b) Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức đoàn thể tăng cường vai trò giám sát thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Thực hiện đúng quy định việc niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố trước phòng làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả và trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương mình (nếu có).

d) Công khai tên, địa chỉ, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ hộp thư điện tử (email) của bộ phận đầu mối giúp Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc Sở Tư pháp, cụ thể như sau:

+ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long

Số 08 Đường 30/4, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

+ Số điện thoại: 0703.820036

+ Số Fax: 0703.820038

+ Thư điện tử (email): kstthc.stp@vinhlong.gov.vn

- Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

e) Phân công cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hoá giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Giải quyết TTHC phải đúng các nội dung đã được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh công bố, tuyệt đối không tự ý đặt ra những quy định riêng ngoài bộ thủ tục hành chính đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố; phấn đấu giải quyết TTHC nhanh hơn so với thời gian quy định tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác để cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ trong một lần cho một vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo hướng dẫn của cán bộ, công chức được phân công thực hiện TTHC. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả trong quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC của đơn vị mình để kịp thời phát hiện và xử lý những bất cập, sai phạm.

f) Hàng năm theo chỉ đạo của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị rà soát, đánh giá những TTHC thuộc thẩm quyền quản lý mà trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc, những TTHC không cần thiết, thiếu đồng bộ còn phức tạp gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gửi đến Sở Tư pháp để tổng hợp lập kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC chung của tỉnh.

g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2008 theo kế hoạch của UBND tỉnh đối với hoạt động của cơ quan nói chung và giải quyết TTHC nói riêng.

h) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Sở Tư pháp theo quy định pháp luật.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có quy định mới, bổ sung, sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ TTHC của các cơ quan trung ương và địa phương, quyết định công bố TTHC của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để kịp thời thống kê trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố theo quy định đối với các TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị. Đánh giá tác động, tính toán chi phí tuân thủ TTHC, gửi lấy ý kiến góp ý, thẩm định đối với nội dung quy định TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì soạn thảo.

Phân công rõ nhiệm vụ cán bộ đầu mối đơn vị trong việc kiểm tra tính chính xác về nội dung và hình thức của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC trước khi gửi Sở Tư pháp góp ý kiến, thẩm định; thực hiện kiểm soát chất lượng dự thảo quyết định công bố TTHC trước khi gửi Sở Tư pháp kiểm tra và trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố TTHC.

3. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành phụ trách ngành, lĩnh vực chuyên môn: Các TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nhưng chưa được Chủ tịch UBND tỉnh công bố.

4. Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp tham mưu UBND, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động cải cách hành chính, kiểm soát TTHC trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh:

a) Triển khai kịp thời các văn bản của trung ương có quy định thủ tục hành chính đến các sở, ban, ngành liên quan thực hiện.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các ngành chức năng có liên quan và địa phương thường xuyên rà soát, đối chiếu thủ tục hành chính tại cơ sở dữ liệu dùng chung 3 cấp với thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố để kịp thời cập nhật.

c) Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động hiệu quả cơ sở dữ liệu TTHC dùng chung 3 cấp trên địa bàn tỉnh.

[...]