Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về rà soát hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 13/CT-UBND
Ngày ban hành 30/06/2016
Ngày có hiệu lực 30/06/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Trì
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 06 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ RÀ SOÁT HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016-2020

Thực hiện Luật Đầu tư công, Nghị định: số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015, số 136/2015/NĐ-CP ngày 30/12/2015 của Chính phủ, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chthị số 13/CT-UBND ngày 26/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, UBND tỉnh đchỉ đạo hoàn thiện Kế hoạch trình HĐND tỉnh tại Tờ trnh số 125/TTr-UBND ngày 05/12/2014 và HĐND tnh đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần 1 tại văn bản số 77/BC-UBND ngày 30/6/2015 và báo cáo lần 2 tại văn bản số 92/BC-UBND ngày 17/7/2015.

Hin nay, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) của quốc gia chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 3 năm 2016. Trong khi đó, theo quy định Kế hoạch của các bộ ngành, các địa phương triển khai sau khi Kế hoạch của quốc gia được thông qua, vì vậy có thời gian để tỉnh tiếp tục rà soát, hoàn thiện nâng cao chất lượng Kế hoạch (ca cả 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch UBND tỉnh chthị các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, có sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của tỉnh (sau đây gọi tắt là sở, ban, ngành, địa phương) thực hiện rà soát để hoàn thiện Kế hoạch của cấp mình theo yêu cầu sau:

1. Định hướng đầu tư

Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 189/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về kế hoạch pht triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết số 190/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020, tầm nhìn 2030; các quy hoạch xây dựng, ngành, lĩnh vực đđược phê duyệt và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xhội 5 năm 2016-2020 của Tỉnh, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các địa phương. Định hướng đầu tư 5 năm 2016-2020 theo các mục tiêu, chtiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các Chương trình của UBND tỉnh, cụ thể như sau:

(1) Các dự án, công trình thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 đã được tnh xác định.

(2) Các dự án thực hiện chương trình phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc; trong đó ưu tiên đầu tư công trình giao thông tăng cường liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng trong tỉnh; hỗ trợ đầu tư các vùng khó khăn, các xã nghèo, xã miền núi; đầu tư hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; xử lý kỹ thuật chống ô nhiễm môi trường góp phần trực tiếp giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc.

(3) Các dự án phục vụ trực tiếp mục tiêu đảm bảo an sinh, phúc lợi xhội; Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên; Bệnh viện Sản - Nhi và Trung tâm ung bướu nhằm trực tiếp giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện; xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trường học giải quyết vấn đề thiếu trường, thiếu lớp học (đặc biệt các trường mầm non), đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm; các dự án nhằm triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020; các dự án phục vụ Chương trình tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

(4) Các dự án phục vụ mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ: ưu tiên đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại, ưu tiên các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nhm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh;

(5) Các dự án phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các dự án phát triển nông thôn mới theo chỉ tiêu tỉnh đã xác định, các dự án phục vụ Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, tăng cường năng lực hệ thống thủy lợi, cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều đảm bảo phòng chống thiên tai, lũ lụt; ưu tiên đầu tư các công trình, dự án phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

(6) Ưu tiên đầu tư các công trình thiết chế văn hóa cơ sở, thiết chế công trực tiếp phục vụ nhân dân tại các thôn, tổ dân phố và góp phần hoàn thành các chỉ tiêu trong lĩnh vực văn hóa.

(7) Các dự án phục vụ mục tiêu phát triển khoa học công nghệ; phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử; hỗ trợ đầu tư các dự án hiện đại hóa hệ thống truyền thông, báo đài;

(8) Các dự án phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, hệ thống tư pháp, nội chính.

2. Nguyên tắc và thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án

Thực hiện theo đúng quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 26/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và tình hình cụ thể của tỉnh và của từng địa phương: Ưu tiên đầu tư theo mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các địa phương; Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đvốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;

(2) Vốn đối ứng cho dự n sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); Các dự án, công trình thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh;

(3) Các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt (trong đó ưu tiên các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong các năm 2017, 2018);

(4) Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định của Luật Đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, cụ thể như sau:

+ Chương trình, dự án cấp thiết, dự án bức xúc dân sinh, dự án cần thiết có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đầu tư công;

+ Sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 106 của Luật Đầu tư công;

+ Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

3. Nguyên tắc rà soát dự án dự kiến đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020

Các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện rà soát tất cả các dự án (cả dự án đang thực hiện từ năm trước chuyển tiếp thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 và dự án mới khởi công từ năm 2016-2020) dự kiến đưa vào Kế hoạch. Công tác rà soát đảm bảo bám sát định hướng, ngun tắc, thứ tự ưu tiên, lựa chọn đúng danh mục dự án đầu tư công, đánh giá khả năng giải ngân nguồn vốn của từng dự án để đề xuất đưa vào Kế hoạch với mục tiêu tối đa hóa kết quả, hiệu quả đầu tư trong điều kiện nguồn lực có hạn (đối với các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư nếu thấy không hiệu quả thì kiên quyết tạm dừng, để triển khai các dự án có hiệu quả hơn) và phải hội đủ yếu tố sau:

(1) Xác định tên dự án (cần làm rlà dự án cải tạo, nâng cấp; Dự án cải tạo, kết hợp mở rộng quy mô; Dự án đầu tư xây dựng mới):

(2) Về sự cần thiết đầu tư và mục tiêu đầu tư của dự án:

- Chứng minh được tính cấp bách/cấp thiết hoặc cần thiết đầu tư của dự án theo các nguyên tắc cơ bn: phải làm rõ tnh trạng xuống cấp khi đề xuất dự án cải tạo, nâng cấp; phải làm rõ tình trạng vừa xuống cấp vừa quá tải khi đề xuất dự án cải tạo kết hợp nâng cao quy mô; phải làm rõ tình trạng thiếu hụt lớn so với nhu cầu khi đề xuất dự n đầu tư mới.

[...]