Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 12/07/2013
Ngày có hiệu lực 12/07/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Văn Đọc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

 Quảng Ninh, ngày 12 tháng 7 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Công văn số 4669/BKHĐT-TH ngày 05/7/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn triển khai các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch năm 2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức quán triệt nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, với tinh thần tích cực, chủ động, dự báo những khó khăn, thuận lợi, phát huy tối đa nội lực của đơn vị, ngành để tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch năm 2014 với những nội dung chủ yếu sau:

A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2014

I. Nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm Quốc phòng- An ninh, quan hệ đối ngoại

Nhiệm vụ của năm 2014 là tiếp tục triển khai mạnh mẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát huy những lợi thế riêng có của tỉnh đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2013; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

1. Về kinh tế

Các ngành, các địa phương tập trung hoàn thành các quy hoạch và các nội dung công việc trọng tâm mà tỉnh đã và đang triển khai thực hiện đến nay, đồng thời xác định các mục tiêu quan trọng cần tập trung ưu tiên thực hiện tạo cơ sở, nền tảng để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2013 ở mức cao nhất.

Xác định các ngành, lĩnh vực trọng tâm để tập trung phát triển và gắn với đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ; giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư ngoài ngân sách và đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục khuyến khích và dành một phần nguồn lực ưu tiên hỗ trợ phát triển công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng và sức canh tranh trên thị trường; chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, giảm dần tỷ lệ công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ lệ công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao có nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Tập trung thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhất là đối với các huyện nghèo, xã nghèo và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất luợng, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và tăng tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế. Phát huy tối đa các ngành, lĩnh vực dịch vụ có lợi thế phát triển: Thương mại, xuất khẩu, du lịch, tài chính, ngân hàng, vận tải. Đẩy mạnh các hoạt động phân phối; xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ riêng có của tỉnh. Chủ động khai thác, mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác.

Tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục cơ cấu lại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn... Tập trung nguồn lực để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư và tận dụng tốt nội lực để đầu tư kết cấu hạ tầng.

Thực hiện nhất quán, quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam và bảo đảm cung ứng vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Phấn đấu kiềm chế lạm phát khoảng 7%.

2. Về xã hội

Tập trung triển khai thực hiện Luật giáo dục Đại học, Chiến lược phát triển giáo dục và kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) gắn với Quảng Ninh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa học tập và chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm. Tăng cường liên kết đào tạo, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các bậc học; gắn kết có hiệu quả giữa việc mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng dạy nghề nhằm tăng cường đội ngũ lao động qua đào tạo cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý. Phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn.

Phát triển và ứng dụng tốt khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, là động lực cho đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới hơn nữa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao đi đôi với việc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực này.

Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm; hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội.

Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, bảo đảm giảm nghèo nhanh và bền vững. Tập trung các biện pháp giảm nghèo tại các vùng và địa phương có số hộ nghèo nhiều nhất trong toàn tỉnh. Phấn đấu giảm 1% hộ nghèo (theo chuẩn mới Quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015). Giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; đặc biệt là tình trạng tội phạm, ma túy, tai nạn giao thông.

3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở khu vực các nhà máy, các khu, cụm công nghiệp, các khu đông dân cư, khu đô thị.

Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả xấu do thiên tai gây ra.

Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường trên địa bàn, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

4. Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại tố cáo

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cả về chuyên môn và phẩm chất chính trị; tập trung xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt động các trung tâm hành chính công trên toàn địa bàn tỉnh.

Đổi mới công tác điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước; tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng chính quyền điện tử và trung tâm dịch vụ hành chính công của tỉnh và các địa phương; tiếp tục cải cách chế độ công vụ, bao gồm công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhất là trong các lĩnh vực như: Quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hạn chế thấp nhất các đoàn khiếu nại đông người.

5. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại:

[...]