Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Chỉ thị 110-HĐBT năm 1981 về việc tăng cường cán bộ cho cấp huyện và cơ sở do Hội đồng bộ trưởng ban hành

Số hiệu 110-HĐBT
Ngày ban hành 13/10/1981
Ngày có hiệu lực 28/10/1981
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 110-HĐBT

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1981

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ CHO CẤP HUYỆN VÀ CƠ SỞ

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện và kiện toàn cấp huyện và cơ sở góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban Nhân đân các tỉnh, thành phố khẩn trương tăng cường cán bộ cho cấp huyện và cơ sở theo nội dung sau đây:

I. YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ CHO CẤP HUYỆN VÀ CƠ SỞ:

a. Việc tăng cường cán bộ cho huyện và cơ sở phải nhằm đáp ứng đúng yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, tăng cường cơ sở chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng... ở từng vùng khác nhau. Riêng về kinh tế, phải căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất nông, lầm, ngư nghiệp và cơ cấu kinh tế ở từng huyện mà bố trí những cán bộ có kiến thức và năng lực thích hợp, đã kinh qua thực tiễn, để giúp huyện và cơ sở một cách thiết thực, có hiệu quả.

b. Về nguồn cán bộ tăng cường cho huyện và cơ sở, phải chú ý cả ba mặt:

- Sử dụng tốt lực lượng cán bộ hiện có ở các địa phương;

- Điều động cán bộ từ các ngành trung ương và tỉnh, thành phố về;

- Biện pháp cơ bản và lâu dài là phải sớm có quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ tại chỗ.

c. Từ nay đến tháng 6 năm 1982 phải giải quyết cơ bản đủ số cán bộ quản lý, cán bộ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, y tế cho huyện và cơ sở; trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam - bộ, Tây Nguyên và biên giới phía Bắc.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Tất cả các cơ quan quản lý ngành ở trung ương đều chó trách nhiệm xem xét yêu cầu của ngành mình ở huyện và cơ sở, có kế hoạch điều động cán bộ của ngành ở cơ quan trung ương và các cơ sở trực thuộc trung ương, đồng thời bàn với các tỉnh rút bớt cán bộ ở các cơ quan trực thuộc tỉnh về tăng cường cho huyện và cơ sở.

Cần rút kinh nghiệm việc điều động cán bộ và việc sử dụng số cán bộ được điều động trước đây, để có kế hoạch bổ khuyết và làm tốt đợt điều động sắp tới.

2. Các tỉnh phải có kế hoạch rút bớt cán bộ của tỉnh về tăng cường cho huyện và cơ sở cùng với cán bộ điều từ trung ương về.

Theo sự hướng dẫn của các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố cần xây dựng gấp quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho huyện và cơ sở. Nơi đã có kế hoạch thì tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và đẩy mạnh thực hiện.

Để đào tạo cán bộ cho các địa phương, từ nay trong việc tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, sẽ tuyển chọn người tại địa phương là chính (kể cả người nơi khác đến làm ăn lâu dài ở địa phương) để tiện phân phối, sử dụng cán bộ sau khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với địa phương.

3. Các bộ điều động từ miền xuôi lên miền núi, từ miền Bắc vào miền Nam, cần bố trí ổn định lâu dài. Các ngành, các địa phương phải vận động giúp đỡ cán bộ đưa gia đình đi theo để tạo điều kiện yên tâm công tác.

Những cán bộ sức khoẻ giảm sút nhiều hoặc gia đình có nhiều khó khăn không khắc phục được, thì được chuyển vùng theo kế chế độ như giáo viện miền xuôi lên công tác miền núi trong quyết định số 47-TTg ngày 7/2/1980 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Các tỉnh được tăng cường cán bộ có trách nhiệm bồi dưỡng cho số cán bộ được điều động đến về những nghị quyết của trung ương Đảng và Chính phủ, về đường lối, chính sách phát triển kinh tế, về tình hình và nhiệm vụ của địa phương.

5. Để có điều kiện tiếp nhận cán bộ mới có trình độ, năng lực của cấp trên điều về, Uỷ ban Nhân dân huyện cần có kế hoạch kiện toàn tổ chức, tinh giảm biên chế các cơ quan xung quanh huyện. Một mặt, có biện pháp giải quyết số cán bộ thiếu năng lực, đau ốm, thoái hoá, biến chất; mặt khác, đưa đi đào tạo số cán bộ, nhân viên còn trẻ, bản chất tốt nhưng thiếu trình độ văn hoá và chuyên môn để bổ sung cho đội ngũ cán bộ của địa phương sau này. Huyện nào do tiếp nhận số cán bộ của trên điều về mà biên chế của huyện tăng lên quá mức quy định thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét để điều chỉnh giữa các huyện trong phạm vi tổng biên chế của tỉnh; trường hợp thật cần thiết mới báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng xin tăng biên chế.

III. BỔ SUNG MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG VỀ TĂNG CƯỜNG CHO HUYỆN VÀ CƠ SỞ.

Để tạo điều kiện cho cán bộ khắc phục một phần khó khăn về đời sống, yên tâm công tác, Hội đồng Bộ trưởng quyết định bổ sung một số chính sách, chế độ như sau:

1. Đặt khoản phụ cấp khuyến khích đối với cán bộ được điều động, tuỳ theo nơi công tác:

a. Cán bộ ở các cơ quan trung ương hoặc ở các tỉnh, thành phố khác được điều động về:

- Tăng cường cho các cơ quan ở huyện và cơ sở ở miền núi, ở miền Nam, ở hải đảo, được phụ cấp khuyến khích từ 40% đến 50% lương chính, mức cụ thể từng nơi do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

- Tăng cường cho các cơ quan trực thuộc Uỷ ban Nhân dân các tỉnh miền núi, hoặc các tỉnh phía Nam, được phụ cấp khuyến khích từ 20% đến 30% lương chính, mức cụ thể từng nơi do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

b. Cán bộ các cơ quan tỉnh điều động về tăng cường cho huyện và cơ sở trong tỉnh hoặc huyện được phụ cấp khuyến khích từ 20 đến 30% lương chính, mức cụ thể từng nơi do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

c. Cán bộ điều động về tăng cường cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ngoài phụ cấp khuyến khích nói trên do Nhà nước đài thọ, còn được hưởng thêm phần thù lao lao động hoặc phần thưởng tăng năng suất do hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đài thọ, tuỳ theo quy định cụ thể của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất.

[...]