Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 11/CT-UBND |
Ngày ban hành | 09/10/2017 |
Ngày có hiệu lực | 09/10/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Đặng Ngọc Dũng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 10 năm 2017 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát động phong trào thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tích đáng biểu dương: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được quan tâm nâng cao về chất lượng; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi; kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 và xét tuyển đại học, cao đẳng diễn ra an toàn và đạt kết quả cao; các phong trào thi đua và các cuộc vận động được toàn ngành triển khai có hiệu quả; giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm nhiều hơn...
Năm học 2017 - 2018 là năm học thứ tư tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 5447/KH-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh về chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, ngành giáo dục và đào tạo vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục khắc phục: Các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập, cơ sở vật chất, trường lớp học có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học vẫn còn, chưa có giải pháp đồng bộ để khắc phục triệt để; việc sắp xếp, điều động, luân chuyển giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chưa được thực hiện đồng bộ; tình trạng thừa, thiếu giáo viên chưa khắc phục kịp thời; hiệu quả định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS còn hạn chế...
Thực hiện Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành giáo dục, Chương trình số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy (khóa XVIII) và các kết luận, nghị quyết của Tỉnh ủy khóa XIX về phát triển giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh Chỉ thị:
a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo
Tiếp tục rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại địa phương theo chỉ đạo của Trung ương và của Chủ tịch UBND tỉnh tại các Công văn: số 4990/UBND-KGVX ngày 17/8/2017, số 5659/UBND-KGVX ngày 14/9/2017 và các văn bản liên quan khác.
b) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
- Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn quy định; xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức Đoàn, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc thi tuyển viên chức giáo dục các cấp; sắp xếp, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp đảm bảo đúng quy định, vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; từng bước giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương, cơ sở giáo dục.
c) Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông
- Tiếp tục triển khai có chất lượng chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; đối với giáo dục phổ thông tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập; phát huy tốt năng lực sáng tạo của người học, phát triển toàn diện, gắn liền với thực tiễn, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển giáo dục và chất lượng giáo dục cùng các giải pháp mang tính căn cơ, bền vững để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương; từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.
- Xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân trong tỉnh được học tập suốt đời, tạo ra nguồn nhân lực tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của tỉnh.
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, nhân cách, lý tưởng, ý thức khởi nghiệp và truyền thống cách mạng cho học sinh.
d) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ
Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh; đồng thời triển khai hiệu quả Chương trình tiếng Anh theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020; khuyến khích dạy và học ngoại ngữ phù hợp yêu cầu hội nhập.
e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị dạy học và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo hướng đồng bộ, hiện đại; triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
- Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ ngoại ngữ và tin học đảm bảo khả năng ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin khi thực hiện công vụ, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh một cách thiết thực, hiệu quả và tiếp cận các tri thức mới, giao lưu, hội nhập với thế giới.
f) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm.
- Tăng cường tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục; đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
- Công khai kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngay từ đầu năm học để các đơn vị chủ động. Từ đó, các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong sử dụng kinh phí ngân sách một cách hiệu quả, cũng như sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tăng thêm nguồn thu cho đơn vị.
g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
- Tăng cường thu hút hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tiếp cận công nghệ mới về dạy học và quản lý nhà trường.
- Tiếp tục chỉ đạo Trường THPT chuyên Lê Khiết và một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có điều kiện chủ động, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức như giao lưu, tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với môi trường đào tạo chất lượng cao tại các trường học ở trong nước và nước ngoài.
h) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục