Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2017 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai
Số hiệu | 18/CT-UBND |
Ngày ban hành | 07/09/2017 |
Ngày có hiệu lực | 07/09/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Võ Ngọc Thành |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND |
Gia Lai, ngày 07 tháng 09 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH GIA LAI
Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh, các Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển giáo dục - đào tạo; căn cứ tình hình thực tiễn của tỉnh Gia Lai, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các công tác sau đây:
1. Thủ trưởng các sở, ngành của tỉnh:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quán triệt sâu rộng và có kế hoạch, giải pháp cụ thể để thực hiện Phương hướng nhiệm vụ chung, 9 nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp đã nêu trong Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này của UBND tỉnh, tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh.
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh đã ban hành về phát triển giáo dục và đào tạo:
+ Kế hoạch thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh Gia Lai”;
+ Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Gia Lai;
+ Kế hoạch duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
+ Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” của tỉnh Gia Lai.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các Đề án, Kế hoạch để tổ chức thực hiện từ năm học 2017-2018:
+ Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020.
+ Kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2020.
+ Kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo dục tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2020.
+ Đề án quy hoạch mạng lưới trường học tỉnh Gia Lai đến năm 2025.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, sinh viên; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; quan tâm chất lượng dạy học ngoại ngữ, chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; phối hợp triển khai có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; huy động trẻ mẫu giáo ra lớp, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt tỷ lệ cao nhất; quan tâm tạo cơ hội học tập cho học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh định hướng và đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường trực thuộc; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu cho hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học, sử dụng phần mềm dùng chung để liên thông kết nối được với tỉnh, huyện, trường học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục, ưu tiên lĩnh vực giáo dục mầm non và giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; vận động các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh tự nguyện hỗ trợ, giúp đỡ cho nhà trường và học sinh, sinh viên, không được thu các khoản ngoài quy định của Nhà nước hoặc vận động các khoản đóng góp theo hình thức bình quân trên đầu học sinh, sinh viên; có kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo phân cấp quản lý.
- Tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành chức năng của tỉnh, Hội Khuyến học và các đoàn thể xã hội để khắc phục hiện tượng bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng chống đuối nước trong học sinh, sinh viên.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên; chỉ đạo các cơ sở giáo dục - đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT cho học sinh, sinh viên, đảm bảo năm học 2017-2018 có 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý và chấn chỉnh, khắc phục kịp thời tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định.
- Chủ động phối hợp, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội, thu hút sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
b) Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác y tế học đường, thực hiện kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh thường xảy ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục - đào tạo.