Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 09/CT-UBND |
Ngày ban hành | 06/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 06/09/2023 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Nguyễn Ngọc Phúc |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 9 năm 2023 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Sau 03 năm thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biển tích cực; số vụ và mức độ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã có chiều hướng giảm; ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia quản lý, bảo vệ động vật hoang dã ngày càng được nâng cao; nhiều cá thể động vật hoang dã đã được các ngành chức năng giải cứu, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên hoặc bàn giao cho các trung tâm cứu hộ.
Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng săn bắt, vận chuyển, kinh doanh, nuôi nhốt, sử dụng, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ động vật hoang dã; đặc biệt là tình trạng bẫy, bắt, buôn bán, vận chuyển các loài chim hoang dã, di cư.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; Công điện số 595/CĐ-TTg ngày 30/6/2023 về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến; Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 về phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu:
a) Xác định công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện thường xuyên, liên tục để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã có hiệu quả.
b) Thường xuyên duy trì, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã bằng nhiều hình thức, biện pháp đảm bảo thiết thực góp phần hạn chế vi phạm pháp luật lâm nghiệp nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng; đồng thời, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ các loài động vật hoang dã, gương mẫu đi đầu trong việc không sử dụng, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
c) Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã thuộc thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan có chức năng xử lý các hành vi vi phạm để góp phần răn đe, giáo dục chung trong nhân dân.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
a) Tăng cường tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về bảo vệ các loài động vật hoang dã; quán triệt thực hiện “Năm không: Không săn bắt; không vận chuyển; không buôn bán; không nuôi nhốt; không sử dụng, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã”.
b) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, các chợ, các địa điểm kinh doanh, trưng bày động vật hoang dã (nơi tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã); kiểm soát tình trạng vận chuyển, buôn bán chim hoang dã di động bằng xe gắn máy trên các tuyến đường nội thị, khu vực chợ, đền, chùa và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn.
c) Tăng cường quản lý, kiểm soát các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã; nghiêm cấm việc gây nuôi động vật hoang dã không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc săn bắt từ tự nhiên; tổ chức rà soát, kiểm tra các điều kiện về an toàn trại nuôi, vệ sinh môi trường, thú y tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn để phòng tránh dịch bệnh cho người, động vật và bảo vệ môi trường.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và các đơn vị liên quan:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, an toàn dịch bệnh để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói chung; các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim hoang dã nói riêng.
b) Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng để ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tận gốc; tăng cường quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản là động vật hoang dã; xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm xảy ra trên địa bàn nhằm răn đe, giáo dục chung trong nhân dân.
c) Tổ chức tiếp nhận, chăm sóc, cứu hộ và bảo quản mẫu vật/động vật hoang dã; đồng thời thực hiện đầy đủ các thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là động vật hoang dã; thả về tự nhiên hoặc bàn giao động vật hoang dã cho các trung tâm cứu hộ đúng quy định của pháp luật.
d) Thực hiện cấp mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã đúng quy định; tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở nuôi động vật hoang dã để thời xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.
đ) Chia sẻ thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và dữ liệu các trại nuôi động vật hoang dã phục vụ cho công tác tra cứu thông tin trong phòng ngừa, đấu tranh xử lý vi phạm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn các loài động vật hoang dã, nguy cấp quý, hiểm được ưu tiên bảo vệ.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn các loài động vật hoang dã quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Luật Đa dạng sinh học.
a) Tham mưu bố trí kinh phí cho các sở, ngành, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao để thực hiện công tác bảo tồn động vật hoang dã theo quy định pháp luật; đầu tư trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chăm sóc, sơ cứu/cứu hộ động vật hoang dã là tang vật vi phạm hoặc do người dân tự nguyện giao nộp... trước khi thả lại môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao cho các trung tâm cứu hộ; cơ chế hỗ trợ các thiệt hại về sức khỏe, tài sản, hoa màu,...cho người dân do động vật hoang dã gây ra.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến phương án xử lý tài sản là động vật hoang dã được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo đúng quy định của pháp luật.
6. Sở Y tế: Rà soát, quản lý các cơ sở kinh doanh y, được, các cơ sở sản xuất thuốc, sản phẩm y tế có sử dụng các thành phần từ động vật hoang dã; đảm bảo chỉ sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp trong lĩnh vực y, dược.