Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 09/CT-UBND
Ngày ban hành 28/08/2019
Ngày có hiệu lực 28/08/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Lâm Thị Sang
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-UBND

Bạc Liêu, ngày 28 tháng 8 năm 2019

 

CHỈ THỊ

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020

Căn cứ Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 ca ngành Giáo dục và tình hình thực tế của địa phương,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành ph; các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019 - 2020 như sau:

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Triển khai thực hiện có hiệu quả 09 nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản được nêu trong Chỉ thị s2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị quyết s15-NQ/TU ngày 05/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XV) và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về tiếp tục tập trung đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong tình hình mới. Cụ th:

1. Thực hiện việc rà soát, sắp xếp, bố trí hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng năm 2030, đảm bảo nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch đáp ứng được các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.

2. Thực hiện việc rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên theo danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu giáo viên các cấp học theo quy định.

Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phthông mới theo lộ trình, chú trọng việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ gắn với đạo đức nghề nghiệp giáo viên nhm nâng cao uy tín của người giáo viên đối với sự nghiệp “trồng người”. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; đồng thời, triển khai Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 05/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về tổ chức thực hiện phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Thực hiện Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường nhằm giảm áp lực cho giáo viên; tạo điều kiện để nhà giáo, CBQL trường học hoàn thiện các tiêu chuẩn theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, giáo viên các cấp học theo quy định. Chú trọng bi dưỡng nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực lãnh đạo, điều hành cho CBQL giáo dục các cấp. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, CBQL trường học.

3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020; chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy và học với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc, trong đó:

a. Giáo dục mầm non: Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; nâng cao năng lực quản trị nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường các điều kiện bảo đảm an toàn cho trẻ, không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ; huy động các nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú; bảo đảm an toàn thực phẩm; quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sgiáo dục mầm non thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; tăng cường phối hợp, hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số, quan tâm trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.

b. Giáo dục phổ thông: Tích cực chuẩn bị các điu kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lp 1. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; khắc phục có hiệu quả bệnh thành tích trong giáo dục, kiên quyết không để xảy ra tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Quan tâm phát triển phm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục kỹ năng tự học, tự rèn luyện; thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiu sđảm bảo cho học sinh đạt chun năng lực tiếng Việt của mỗi lớp.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn trên cơ sdạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục ph thông.

Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm loại hình giáo dục tiểu học, THCS chất lượng cao; tăng cường công tác phát hiện, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi; quan tâm thực hiện phong trào “Giúp đỡ học sinh yếu kém”, củng cố và kiện toàn chất lượng đầu vào, lớp đầu cấp và nâng cao hiệu quả giáo dục lớp cuối cấp nhằm thiết thực nâng cao cht lượng và hiệu quả giáo dục.

Thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; thực hiện có hiệu qu Đán giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai hiệu quả các giải pháp của Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông.

c. Giáo dục thưng xuyên: Thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định s 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; thực hiện Đán “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020”. Củng c, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

d. Giáo dục đại học:

Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định. Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng trường.

Tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội cho sinh viên. Tăng cường gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tchức đào tạo, thực tập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Phát triển, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, nhất là việc nâng cao trình độ tiếng Anh của giảng viên và CBQL. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngcủa sinh viên theo chuẩn đầu ra và trong quá trình giáo dục và đào tạo; xây dựng các định dạng đthi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Triển khai thực hiện Đán của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả.

Mở rộng hợp tác quốc tế trong trao đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu khoa học; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học của các nước có uy tín hoặc được cấp thẩm quyền công nhận.

4. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn trường học; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên trong quá trình đưa đón, tham quan, dã ngoại (nếu có); phát động phong trào học bơi và hướng dẫn phòng, chng đuối nước cho học sinh, sinh viên. Triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

5. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đán Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường THCS, THPT. Tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, khai thác, sdụng thiết bị, đồ dùng dạy học, nhất là các trang thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học; thực hiện triệt để đổi mới phương pháp dạy học gắn với sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.

6. Phối hợp với các Sở, Ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tnh tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo, trong đó cần quan tâm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc Khmer, thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025; đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển, ưu tiên lồng phép các nguồn vốn ngân sách Trung ương kết hợp ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lp học, mua sm trang thiết bị nhm chuẩn bị tt các điu kiện cho trin khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới, đặc biệt là lp 1.

Tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, quan tâm phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập những nơi có điều kiện, tạo cơ sphát triển bền vững giáo dục mầm non giai đoạn 2016 - 2020. Duy trì, củng cvà nâng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, xóa mù chữ.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Thực hiện công tác xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật, trong đó các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ