Chỉ thị 09/2006/CT-UBND về tăng cường quản lý tần số vô tuyên điện,viễn thông và Internet trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Số hiệu | 09/2006/CT-UBND |
Ngày ban hành | 01/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 11/08/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Phạm Thế Dũng |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2006/CT-UBND |
Pleiku, ngày 01 tháng 08 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TẦN SỐ VÔ TUYÊN ĐIỆN,VIỄN THÔNG VÀ INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Trong xu thế hội nhập và phát triển, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tần số vô tuyến điện, viễn thông và Internet đóng một vai trò quan trọng như là một phương tiện phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở tỉnh ta, trong những năm qua, hoạt động viễn thông, lnternet, tần số vô tuyến điện đã có bước phát triển nhanh và tác động tốt đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại những hiệu quả to lớn, góp phần tích cực cho việc đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đắc lực cho việc kêu gọi đầu tư vào tỉnh. Các ngành chức năng cũng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm đưa các hoạt động tần số vô tuyến điện, viễn thông và lnternet vào nề nếp.
Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý hoạt động Internet công cộng, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin, quản lý hoạt động truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện, thiết bị thông tin liên lạc, giá cước truy nhập dịch vụ viễn thông, chất lượng dịch vụ ...đang còn nhiều sơ hở, chưa thống nhất. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các loại thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến kéo dài,có nguồn gốc nhập lậu; có tần số phát không đúng theo quy định của Nhà nước; đấu nối vào mạng điện thoại công cộng, sử dụng tần số không có giấy phép gây can nhiễu nhiều mạng thông tin vô tuyến điện. Công tác quản lý, khai thác các dịch vụ viễn thông (VinaCard, MobiCard, VNN-Card,..) chưa thực hiện tốt. Nhiều điểm kinh doanh dịch vụ lnternet dưới hình thức đại lý chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật như để người sử dụng truy cập đến các thông tin xấu gây phương hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Để tăng cường quản lý các hoạt động tần số vô tuyến điện, viễn thông và Internet, hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1 Về quản lý thiết bị viễn thông, tần số và máy phát vô tuyến điện:
1.1. Tố chức, cá nhân sử dụng tần số và máy phát vô tuyến điện phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định về sử dụng tần số và máy phát vô tuyến điện nêu tại Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 24/01/2004 của Chính phủ '' về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện'' và các văn bản hướng dẫn, liên quan khác;
1.2 Nghiêm cấm : việc nhập lậu, cất giữ, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng các loại thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến kéo dài không thuộc danh mục thiết bị đã được chứng nhận hợp chuẩn của ngành bưu chính viễn thông; không áp dụng đầy đủ việc ghi nhãn hàng hóa trên thiết bị viễn thông theo quy định; đầu tư, sử dụng máy phát vô tuyến điện hoặc tự ý thiết lập tần số cho thiết bị khi chưa có giấy phép sử dụng tần số và máy phát vô tuyến điện;
1.3. Chỉ được sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến dùng tần số được quy định tại Quyết định số 622/1999/QĐ-TCBĐ ngày 15/9/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về việc sửa đổi Tiêu chuẩn ngành, cụ thể thuộc các băng tần sau: (43-44)MHz; (46-50)MHz; (72-73,5)MHz; (26/,5-262,5)MHz; (263,5-264,5)MHz, (387,5-388,5)MHz, (389,5-390,5)MHz;
1.4. Các ngành Công an, Quân sự tăng cường phối hợp với Trung tâm kiểm soát tần số khu vực III, Sở Bưu chính Viễn thông trong việc kiểm soát phát hiện vi phạm về sử dụng tần số nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên địa bàn; thực hiện đúng quy hoạch, phân bổ và ấn định tần số vô tuyến điện của Việt Nam cũng như thoả thuận phân chia băng tần số giữa dân sự, an ninh, quốc phòng; nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang sử dụng các loại thiết bị điện thoại kéo dài có tần số phát sóng không đúng băng tần quy định;
1.5. Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Trung tâm kiểm soát tần số khu vực III, Sở Thương mại và Du lịch, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trường hợp sử dụng thiết bị thu- phát tần số vô tuyến điện mà chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; sử dụng tần số không đúng trong giấy phép; tự ý đấu nối điện thoại không dây hoạt động ở tần số không đúng băng tần quy định vào đầu cuối thuê bao; kinh doanh thiết bị viễn thông không rõ nguồn gốc, thiết bị không hợp chuẩn về chất lượng hoặc không có tem hàng hóa theo quy định hiện hành.
2. Về quản lý các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông :
2.1. Các doanh nghiệp viễn thông, các tổ chức, cá nhân kinh doanh, làm đại lý khai thác, cung cấp các dịch vụ viễn thông (kể cả dịch vụ viễn thông trả trước) thực hiện nghiêm túc theo quy định quản lý, khai thác hiện hành; chấp hành đúng quy định của Nhà nước việc thu cước, phí, chất lượng dịch vụ viễn thông, ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ : số Sim, số thuê bao và thông tin cá nhân về khách hàng như họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (căn cứ vào các giấy tờ liên quan có xác nhận của cơ quan Công an như Chứng minh nhân dân, hộ khấu...) và có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời các thông tin này khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đó;
2.2. Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với các ngành cớ liên quan hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông thực hiện chức năng quản lý khách hàng của mình (cửa hàng, đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông, các thuê bao điện thoại về việc thực hiện các quy định trong khai thác, kinh doanh cung cấp và sử dụng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ viễn thông trả trước và có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động về viễn thông không thực hiện đúng quy định;
2.3. Sở Bưu chính Viễn thông chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các tố chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ viễn thông vi phạm các quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ, cung cấp dịch vụ trái pháp luật, đưa các nội đung phản động, đồi trụy vào thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính, máy trợ lý số cá nhân (PDA).. ); gian lận hoặc trộm cắp cước viễn thông, sử dụng dịch vụ viễn thông để phá rối an ninh chính trị, quốc phòng...; kinh doanh thiết bị viễn thông không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa không hợp chuẩn;
2.4. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ an toàn mạng lưới viễn thông và an ninh thông tin, phối hợp tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia bảo vệ đảm bảo cho thông tin liên lạc thông suốt phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần tích cực vào công tác phòng chống tội phạm xâm phạm an toàn mạng lưới viễn thông, an ninh thông tin.
3. Về quản lý dịch vụ Internet :
3.1. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; các đại lý kinh doanh dịch vụ Internet, các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng; người sử dụng dịch vụ Internet phải nghiêm túc thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 31/2006/QĐ-UBND ngày 23/5/2006 của UBND tỉnh Gia Lai và Thông tư số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày
3.2. Giao Sở Bưu chính Viễn thông tăng cường quản lý các đại lý Internet, các điểm cung cấp dịch vụ lnternet công cộng, chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá thông tin, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet công cộng, đảm bảo tất cả các đại lý được thanh tra hoặc kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xét thấy doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý đại lý theo quy định thì có văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng việc ký tiếp hợp đồng đại lý để chấn chỉnh công tác quản lý đại lý;
3.3 Các ngành, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức chấn chỉnh các hoạt động Internet trong ngành, đơn vị, địa phương mình; tăng cường công tác quản lý, đưa hoạt động Internet vào nề nếp, lành mạnh;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tần số vô tuyến điện, viễn thông và Internet, các ngành, các cấp cần chú ý công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời có kế hoạch thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm theo các quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày
Giao Sở Bưu chính Viễn thông theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện chỉ thị này; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |