Nghị định 55/2001/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
Số hiệu | 55/2001/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 23/08/2001 |
Ngày có hiệu lực | 07/09/2001 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Thương mại,Công nghệ thông tin |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Ở Việt Nam, Internet là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.
Điều 3. Việc phát triển Internet ở Việt Nam được thực hiện theo các nguyên tắc:
1. Năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển, đồng thời phải có biện pháp đồng bộ để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.
2. Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin do mình đưa vào lưu trữ, truyền đi trên Internet.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng Internet có trách nhiệm tuân thủ pháp luật về Internet để khai thác, sử dụng Internet một cách có hiệu quả và lành mạnh.
Điều 11. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet.
2. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng trên Internet của các tổ chức, cá nhân.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Ở Việt Nam, Internet là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.
Điều 3. Việc phát triển Internet ở Việt Nam được thực hiện theo các nguyên tắc:
1. Năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển, đồng thời phải có biện pháp đồng bộ để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.
2. Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin do mình đưa vào lưu trữ, truyền đi trên Internet.
2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng Internet có trách nhiệm tuân thủ pháp luật về Internet để khai thác, sử dụng Internet một cách có hiệu quả và lành mạnh.
Điều 11. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet.
2. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng trên Internet của các tổ chức, cá nhân.
3. Lợi dụng Internet để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác.
Chương 2:
THIẾT LẬP HỆ THỐNG THIẾT BỊ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET
1. Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.
2. Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
3. Dịch vụ ứng dụng Internet là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hoá, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
Dịch vụ thông tin Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet.
Điều 13. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bao gồm:
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ kết nối Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet ngoài việc chấp hành các quy định của Nghị định này, phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành.
1. Không nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ truy nhập Internet.
2. Đối tượng sử dụng dịch vụ Internet là thành viên của hai hay nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có cùng chung tính chất hoạt động hay mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động, hoặc văn bản quy định cơ cấu tổ chức chung, hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên.
3. Tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập và kết nối Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị tại cơ sở và các điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ Internet cho người sử dụng dịch vụ ở Việt Nam và ở nước ngoài theo đúng giấy phép hoặc các điều kiện kinh doanh, điều kiện hoạt động, trừ các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ Internet bị cấm hoặc chưa được phép cung cấp theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp các dịch vụ Internet cho người sử dụng dịch vụ ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi dịch vụ được cung cấp.
2. Được cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác thuê hệ thống thiết bị để cung cấp các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ thông tin Internet và cho người sử dụng dịch vụ thuê hệ thống thiết bị để đặt các loại hình tin tức điện tử trên Internet theo quy định về quản lý dịch vụ và quản lý thông tin trên Internet.
3. Có trách nhiệm áp dụng và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet.
2. Khi phát hành báo, xuất bản phẩm trên Internet, ngoài các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, cơ quan báo chí, nhà xuất bản và đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý báo chí, xuất bản.
2. Đại lý Internet có trách nhiệm:
a) Cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ theo đúng các quy định về loại hình, chất lượng và giá, cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
b) Thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
Điều 22. Người sử dụng dịch vụ Internet:
1. Được sử dụng các thiết bị truy nhập Internet di động hoặc tự lắp đặt hệ thống thiết bị tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật để truy nhập đến các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trong nước bằng phương thức kết nối trực tiếp qua kênh truyền dẫn hoặc quay số qua mạng viễn thông, nhưng không được truy nhập đến các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài bằng cách quay số điện thoại quốc tế trực tiếp.
2. Được sử dụng tất cả các dịch vụ ứng dụng Internet của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong nước và ở nước ngoài, trừ các dịch vụ bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng.
3. Được thiết lập các loại hình tin tức điện tử đặt tại hệ thống thiết bị của mình, của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong nước và ở nước ngoài để giới thiệu, quảng cáo về cơ quan, tổ chức, cá nhân và sản phẩm, dịch vụ của mình theo quy định về quản lý các loại hình tin tức điện tử trên Internet và tự chịu trách nhiệm về các thông tin đó trước pháp luật.
4. Có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khoá mật mã và hệ thống thiết bị của mình.
5. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet.
1. Đăng ký và công bố chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ của Nhà nước.
2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ cho người sử dụng theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký và công bố.
3. Báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ theo quy định.
Điều 27. Việc kết nối Internet được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Việc thiết lập và sử dụng các đường truyền viễn thông kết nối các hệ thống thiết bị của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet với nhau và với mạng viễn thông công cộng phải tuân theo các quy định về viễn thông.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) được kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) được kết nối với nhau và với các IXP.
4. Các đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP dùng riêng) được kết nối với các ISP và IXP, nhưng không được kết nối trực tiếp với nhau.
5. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP), các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet (ICP) được kết nối với các ISP và IXP.
6. Các đại lý Internet được kết nối đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ký hợp đồng đại lý với mình.
Chương 3:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ INTERNET
Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về Internet bao gồm:
1. Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển Internet.
2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
3. Quản lý việc cấp phép trong hoạt động Internet.
4. Quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ Internet.
5. Quản lý giá, cước dịch vụ Internet.
6. Quản lý khoa học, công nghệ trong hoạt động Internet.
7. Quản lý thông tin trên Internet.
8. Quản lý an toàn, an ninh trong hoạt động Internet.
9. Quản lý việc mã hoá và giải mã thông tin trên Internet.
10. Quản lý tài nguyên Internet.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong hoạt động Internet.
12. Hợp tác quốc tế trong hoạt động Internet.
2. Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện chức năng điều hòa, phối hợp công tác quản lý nhà nước về Internet của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và làm đầu mối trong các hoạt động quốc tế về Internet.
1. Xây dựng chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet.
3. Quy hoạch, quản lý và phân bổ tài nguyên Internet.
4. Chủ trì, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý hệ thống chứng thực trên Internet.
Điều 32. Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước đối với thông tin trên Internet, bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định về quản lý thông tin trên Internet.
2. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định về cấp phép và quản lý đối với việc phát hành báo chí, xuất bản phẩm trên Internet; các quy định về quản lý việc thiết lập và cung cấp các loại hình tin tức điện tử trên Internet.
1. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh quốc gia đối với hoạt động Internet.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý an ninh thông tin trên Internet theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm chất lượng dịch vụ Internet.
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chính sách, tiêu chuẩn mật mã quốc gia sử dụng trên Internet.
2. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về cung cấp và sử dụng mã hóa và giải mã thông tin trên Internet.
2. Ban hành và công bố danh mục các dịch vụ ứng dụng Internet bị cấm hoặc chưa được phép cung cấp và sử dụng trên Internet.
Chương 4:
KHIẾU NẠI, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng, các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet, đại lý và người sử dụng dịch vụ Internet chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của người khác để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
b) Sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về giá, cước trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
đ) Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hoá và giải mã thông tin trên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet mà không thông báo cho người sử dụng dịch vụ Internet biết trước, trừ trường hợp bất khả kháng.
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ Internet.
c) Sử dụng quá hạn giấy phép cung cấp dịch vụ Internet.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hoá và giải mã thông tin trên Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
g) Sử dụng Internet để nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
h) Đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, hoặc những thông tin khác trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
i) Đánh cắp mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân và phổ biến cho người khác sử dụng.
k) Vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm hUỷ hoại các dữ liệu trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị và cung cấp dịch vụ Internet không đúng với các quy định ghi trong giấy phép.
b) Tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập hệ thống thiết bị và cung cấp dịch vụ Internet khi không có giấy phép.
8. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 41.
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm k khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 41.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |