Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 08/CT-UBND |
Ngày ban hành | 05/07/2021 |
Ngày có hiệu lực | 05/07/2021 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Đặng Trí Dũng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND |
Lâm Đồng, ngày 05 tháng 7 năm 2021 |
VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2021-2030
Triển khai Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030;
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 10/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 4587/KH-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
a) Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoặc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Mục 6 Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới phương thức học tập và tăng cường sử dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại hỗ trợ học tập, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội trong tổ chức các hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên. Nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận công nghệ, quản lý nhà trường theo hướng mở, kết nối, dùng chung hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu lớn.
c) Triển khai các tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập, quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Huy động đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành giáo dục chủ động, tích cực tham gia xây dựng, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở và tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
d) Nghiên cứu, hướng dẫn việc đổi mới mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong toàn tỉnh.
đ) Tăng cường chỉ đạo và đề ra các giải pháp thiết thực nâng cao tỷ lệ và chất lượng xóa mù chữ; chú trọng đối tượng là người mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
e) Đẩy mạnh liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tham mưu, đề xuất các quy định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định chưa thực sự tạo sự liên thông giữa các trình độ đào tạo. Huy động, tạo điều kiện để các loại hình cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy nghề nghiệp và giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông.
g) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới và các giải pháp phù hợp trong hoạt động dạy và học để chủ động thích ứng với tình hình dịch bệnh.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các tiêu chí đánh giá, công nhận các mô hình học tập trong xã hội giai đoạn 2021-2030 phù hợp với thực tiễn triển khai ở các địa phương; triển khai đánh giá mô hình công dân học tập và tổ chức thí điểm để triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
b) Tham mưu, đề xuất Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021-2030” theo hướng nâng cao chất lượng các mô hình học tập (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án).
c) Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ chức Hội Khuyến học ở các cộng đồng dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và trong lực lượng vũ trang, tạo nên phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Đa dạng hóa phương thức đào tạo theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
b) Xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp, công ty; đào tạo nghề gắn với ngành nghề truyền thống, gắn với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho công nhân, người lao động.
c) Chủ trì hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động.
d) Chủ động rà soát, phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định có liên quan về giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học vừa được học nghề vừa có cơ hội học tập liên thông nâng cao trình độ.
Bố trí kinh phí và hướng dẫn các huyện, thành phố đảm bảo kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt đang trong thời gian thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương và tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo ra các cơ hội học tập cho mọi người.
a) Kiện toàn bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Kế hoạch số 4587/KH-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh.