Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2018 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 tỉnh Nam Định

Số hiệu 08/CT-UBND
Ngày ban hành 21/06/2018
Ngày có hiệu lực 21/06/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Phạm Đình Nghị
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 08/CT-UBND

Nam Định, ngày 21 tháng 6 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019 TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với các nhim vụ và nội dung chủ yếu sau:

I. YÊU CẦU, MỤC TIÊU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019

1. Yêu cầu

1.1. Đánh giá sát thực tình hình thực hiện Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 09/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ và tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, bao gồm: các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2018; phân tích đánh giá những kết quả đạt được trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội môi trường, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh,... các tồn tại, hạn chế nguyên nhân và giải pháp đtiếp tục thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, ổn định đời sống nhân dân trong các tháng cuối năm.

1.2. Trên cơ sở kết quả đã đạt được và dự báo tình hình kinh tế trong nước, căn cứ vào các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và các Nghị quyết chuyên đcủa Tỉnh ủy, Hội đng nhân dân tỉnh; đồng thời căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành lĩnh vực, địa phương.

1.3. Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2018-2020; Các chương trình hành động của tỉnh thực hiện Nghị quyết của Chính phủ để bảo đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

1.4. Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đảm bảo tính công khai, minh bạch; đồng bộ, thng nhất và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị.

2. Mục tiêu

Phấn đu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,5%-8,0%. Chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững; nâng cao năng suất lao động; cải thiện môi trưng đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh để xúc tiến và thu hút đầu tư. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công ngh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của Cách mạng công nghiệp ln thứ tư. Phát huy thế mạnh về các loại hình du lịch biển và du lịch văn hóa tâm linh của địa phương. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, t cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Củng cquốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

II. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

1. Về phát triển kinh tế

a) về phát triển Nông nghiệp, nông thôn

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Tiếp tục tập trung thực hiện theo lộ trình các nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng cơ cấu lại lĩnh vực, sản phẩm theo lợi thế và nhu cầu thị trường. Tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong tt cả các khâu của chui giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện tích tụ ruộng đất hợp lý và liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa tập trung theo “Cánh đồng lớn liên kết”. Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghip, nông sản; Chủ động phòng trừ, kiểm soát tốt dịch bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quy mô của mô hình sản xuất rau hữu cơ công nghệ Nhật Bản, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ và các mô hình chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa,... Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển nông sản sạch, hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chui giá trị. Triển khai có hiệu quả các quy định của Chính phủ về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách bảo hiểm nông nghiệp.

Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các xã còn lại của giai đoạn 2016-2020; nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới. Triển khai đề án xây dựng huyện Hải Hậu trở thành huyện NTM kiu mẫu. Tập trung chỉ đạo quyết liệt để năm 2019 tỉnh Nam Định về đích NTM theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Duy trì nghiêm chế độ thường trực, kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các sự cố về đê điều trong mùa lũ bão. Chủ động phòng chng thiên tai, nht là tại các trọng điểm xung yếu theo phương châm “4 tại chỗ”. Thường xuyên kiểm tra, có biện pháp xử lý kiên quyết các vi phạm về đất đai, tài nguyên, công trình đê điều, thủy lợi.

b) Về phát triển công nghiệp

Đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp. Phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu và có sức cạnh tranh trên thị trường. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ tư đnâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế. Coi trọng xây dựng và qung bá các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu các sản phẩm công nghiệp của tỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước,

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1; hạ tầng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông; cụm công nghiệp Thịnh Lâm (huyện Giao Thủy); cụm công nghiệp Yên Dương (huyện Ý Yên); mở rộng cụm công nghiệp Xuân Tiến (huyện Xuân Trường), cụm công nghiệp Đông Côi (huyện Nam Trực);... Tập trung hoàn thiện thủ tục để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thuận. Tích cực kêu gọi đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch còn lại theo hình thức xã hội hóa.

c) Về phát triển dịch vụ, thương mại

Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, các loại hình và sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh, có giá trị gia tăng cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa. Phát triển bền vững các mặt hàng xuất khẩu, khai thác tốt thị trưng quốc tế song song với phát triển thị trường nội địa. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở vật chất, hạ tầng kthuật thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường kiểm soát chất lượng và giá cả các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sức khỏe nhân dân; xử lý kịp thời các gian lận và vi phạm thương mại nhằm bảo vệ quyn lợi chính đáng của các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

đ) Đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển kinh tế tư nhân

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch đã ban hành, nhất là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/6/2016 của Ban chp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 29/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo của tỉnh; các Chương trình, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết s10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Chuyn giao công nghệ (sửa đổi),... và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội,... Giảm tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra gây chồng chéo theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 30/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Quyết tâm chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ scải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về tìm hiu, đầu tư vào tỉnh, nhất là các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, các dự án trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, hạ tầng đô thị,... Kêu gọi, tạo điều kiện để các nhà đầu tư lớn về đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch.

e) Triển khai thi hành Luật Quy hoạch và tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm

Chủ động nghiên cứu, rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lập quy hoạch theo thẩm quyền, thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về triển khai thi hành Luật Quy hoạch.

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cao hệ thng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tập trung vào các công trình lớn, quan trọng, đặc biệt là một số tuyến giao thông trọng điểm có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển cho địa phương và cvùng như dự án Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình; Xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; Tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình; các dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 485B, 487B, 488B; các tuyến đường trục của các huyện bằng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất các khu đô thị, khu dân cư tập trung;... Ưu tiên xây dựng, phát triển hạ tầng thành phố Nam Định, từng bước hình thành rõ nét một số chức năng trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2016-2020 theo tinh thn Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 09/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX).

[...]