Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường biện pháp quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 20/02/2020
Ngày có hiệu lực 20/02/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11/11/2019 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 06/12/2019 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Để tăng cường các biện pháp quản lý thu ngân sách, đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Cục Thuế tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn.

- Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời, dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh.

- Chủ động rà soát, xác định chính xác nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, phấn đấu thực hiện hoàn thành và vượt mức dự toán năm 2020.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế; thường xuyên tổ chức các “tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế mới nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế.

- Triển khai trên diện rộng việc sử dụng hóa đơn điện tử; hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp với việc kiểm tra sử dụng hoá đơn nhằm phát hiện việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của doanh nghiệp, qua đó xử lý các hành vi vi phạm về hóa đơn, về thuế theo quy định; thực hiện tốt các kiến nghị, kết luận của kiểm toán, thanh tra qua các năm nhằm chống thất thu ngân sách.

- Thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế như tổ chức rà soát, phân loại nợ, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế, tăng cường đôn đốc xử lý nợ chây ỳ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ, công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động phối hợp cơ quan chức năng địa phương nhằm đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế có hiệu quả và thu triệt để các khoản nợ mới phát sinh trong năm 2020.

2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thuế trong việc xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân; chủ động phối hợp với cơ quan Thuế để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án chống thất thu thuế trong lĩnh vực sử dụng đất, cho thuê đất, thuế khoán, xử lý nợ thuế và thu hồi nợ đọng thuế; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, cụ thể như sau:

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản đối với các mỏ đã được đấu giá và tham mưu kịp thời để UBND tỉnh quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Rà soát, kiến nghị thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. Cung cấp cho cơ quan Thuế dữ liệu liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản (cấp phép, sản lượng,…) để quản lý thu, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan.

- Xác định giá đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá; xác định hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất cho từng dự án; rà soát, bổ sung giá đất 5 năm giai đoạn 2020-2024 khi giá đất trên thực tế có thay đổi, biến động.

- Phối hợp với các ngành liên quan đề xuất thu hồi các dự án quá hạn, không triển khai, hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí; báo cáo kịp thời UBND tỉnh xử lý các vướng mắc liên quan đến khoản thu về đất đai đảm bảo thực hiện thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu về đất.

2.2. Sở Tài chính:

- Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành kịp thời các quy định về phí, lệ phí; các quy định về giá đất cụ thể, hệ số điều chỉnh, bảng giá các loại,...

- Xác định các khoản chi phí được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan đôn đốc thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của các dự án lớn nộp ngân sách trong năm 2020.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xử lý các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước như tiền xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định của các cơ quan chức năng như xử lý bán tài sản, hàng hóa tịch thu, thu phạt vi phạm gian lận thương mại, phạt vi phạm hàng giả,...

2.3. Kho bạc Nhà nước tỉnh:

- Phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh, Sở Tài chính trong công tác thu ngân sách, thu thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp thi công trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Xử lý kịp thời các khoản ghi thu, ghi chi; phối hợp thu nợ đọng thuế, thực hiện các lệnh thu ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế phát hành và cung cấp kịp thời thông tin về người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan Thuế đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện giải ngân vốn xây dựng cơ bản kịp thời theo quy định để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế và điều tiết nguồn thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đúng theo phân cấp, tỷ lệ phân chia nguồn thu theo quy định.

2.4. Sở Công Thương:

- Phối hợp với Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và các Sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, ngăn ngừa những hành vi kinh doanh trái pháp luật làm mất ổn định thị trường và ảnh hưởng đến quyền lợi ca người tiêu dùng; đẩy mnh công tác phòng, chng buôn lậu và gian lận thương mại.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin các dự án thủy điện, điện năng lượng mặt trời; các dự án thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành,... của các tổ chức, cá nhân đang triển khai hoặc đã hoàn thành để cơ quan thuế làm cơ sở quản lý thu thuế.

[...]