Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch do tỉnh Hưng Yên ban hành
Số hiệu | 05/CT-UBND |
Ngày ban hành | 21/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 21/08/2015 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Doãn Thế Cường |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND |
Hưng Yên, ngày 21 tháng 8 năm 2015 |
Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự ủng hộ của toàn xã hội và sự nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, hoạt động du lịch của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng, từng bước thu được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước của chính quyền địa phương còn chưa nghiêm và quyết liệt; sự phối hợp giữa các ngành có lúc chưa nhất quán, đồng bộ; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ăn xin, bán hàng rong, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích, khu du lịch chưa được cải thiện; nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch chấp hành chưa nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch; công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch và lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chậm đổi mới, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững, từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của du lịch Hưng Yên nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.
Để thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm trật tự kỷ cương, văn minh lịch sự; đồng thời xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc cải thiện môi trường du lịch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào chung tay cải thiện môi trường tại nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chung; xây dựng nếp sống văn minh, nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức và mọi người dân nhằm tạo môi trường thân thiện, an toàn, hướng đến sự hài lòng của khách du lịch theo tinh thần “Nụ cười của khách du lịch chính là tương lai của du lịch Hưng Yên”; phát động phong trào “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch”; tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết.
c) Bố trí các khu vực bán hàng hóa, dịch vụ; tăng cường quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh đường phố và tại địa điểm kinh doanh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây mất cảnh quan, vệ sinh, trật tự; bố trí các điểm trông giữ xe phù hợp, cắt cử lực lượng trông coi, nhất là đối với các điểm di tích tập trung đông người.
Chỉ đạo Ban quản lý các khu, điểm di tích, các điểm dừng chân, trạm xăng triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường; bố trí phương tiện, nhân viên dọn dẹp vệ sinh, thu gom, xử lý rác thải, chất thải. Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thành hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các điểm di tích, các khu, điểm, tuyến du lịch và những nơi tập trung đông người.
d) Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra định kỳ và thường xuyên vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao điểm về khách du lịch đối với việc thực hiện các quy định về văn minh lịch sự, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, không để xẩy ra tình trạng bán hàng rong, hàng giả, hàng kém chất lượng, bán hàng không niêm yết giá, ăn xin, đeo bám chèo kéo khách, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường… Đối với các điểm di tích tập trung đông người (khu di tích Phố Hiến, Đa Hòa- Dạ Trạch…), cử tổ thường trực để kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng trên.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu, điểm du lịch, các điểm dừng chân, trạm xăng không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh môi trường và các tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Kịp thời thông tin, trao đổi về tình hình thực tế tại địa phương để giải quyết các vấn đề hiện có, phát sinh trên địa bàn.
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; tổ chức triển khai các biện pháp nhằm cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố Hưng Yên và các địa phương có hoạt động du lịch, lễ hội sôi động.
b) Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc xúc tiến du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch của tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Giao Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trực tiếp chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra công tác triển khai, tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại các địa phương, nhất là vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao điểm, các khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch; trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý giá, đăng ký giá đối với hàng hoá, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
5. Sở Công Thương: Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý thị trường, có kế hoạch và biện pháp cụ thể phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi gian lận thương mại, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… tại địa điểm diễn ra các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, nơi tập trung đông người; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, điều tra và xử lý các vi phạm, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực hoạt động du lịch.
a) Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị vận tải kê khai giá cước vận tải, niêm yết giá và kinh doanh theo giá niêm yết. Xử lý nghiêm các trường hợp tự ý tăng giá khi chưa thực hiện kê khai lại giá cước theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện giá cước vận tải hành khách trên các tuyến, giá dịch vụ bến bãi, vận chuyển khách tham quan du lịch, trong đó trọng tâm kiểm tra dịch vụ thu phí đường vào tại Bến cảng đón khách du lịch Phố Hiến và bến tầu Đa Hòa - Dạ Trạch; chấn chỉnh hoạt động của các hãng taxi, đặc biệt là ngăn chặn hoạt động của “taxi dù”; chỉ đạo nâng cấp hệ thống xe buýt, các trạm dừng phục vụ nhân dân và du khách.
c) Tăng cường kiểm tra đăng kiểm các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng phương tiện chất lượng kém vẫn hoạt động.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tăng cường kiểm tra việc cấp, quản lý các doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến du lịch; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan trong việc thẩm định các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.
9. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, hướng dẫn việc lắp đặt các biển chỉ dẫn, panô đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp trong việc hoàn thiện đầu tư xây dựng, nâng cấp Bến cảng đón khách du lịch Phố Hiến trên sông Hồng.
10. Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh; các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp có liên quan
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch.